Thái Nguyên T&T muốn mua cầu thủ để vươn lên cũng khó dù có tiền
ĐT nữ Việt Nam về nước trong sự chào đón nồng nhiệt
Kim cương của Thủ tướng!
Hoàng Đức, Huỳnh Như, Văn Ý: QBV cho một năm đầy ấn tượng
Giải VĐBĐ nữ QG 2021: Thái Nguyên T&T gây sốc
Thái Nguyên T&T lọt tốp 5 giải VĐQG 2020, tương lai sẽ còn sáng hơn nữa
Sau thành công vang dội của ĐT nữ Việt Nam với việc giành được chiếc vé dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử, bóng đá nữ đang nhận được nhiều sự chú ý hơn. Người ta quan tâm một phần vì muốn chúc mừng kỳ tích của những Huỳnh Như, Hải Yến, Bích Thùy hay Chương Thị Kiều… nhưng một phần cũng muốn xem liệu sau đây, bóng đá nữ Việt Nam có phát triển hơn được chút nào không hay rồi lại đâu vào đấy như vốn thế.
Tư duy làm bóng đá phải thay đổi, đó là điều chắc chắn nếu muốn bóng đá nữ Việt Nam nói riêng phát triển hơn. Và điều đó phải đến từ những nhà quản lý, những người có trách nhiệm cũng như vai trò quyết định bên cạnh chuyện tiền nong. CLB nữ Sơn La vừa thiếu tiền, vừa thiếu quân đã phải rút khỏi hàng loạt giải đấu quan trọng mùa trước. Mùa này, khả năng họ có thể góp mặt vào các giải VĐQG, Cúp QG hay cả giải trẻ như U16, U19 không cũng là điều khó nói trước.
Ngay cả đội bóng có thể xem là nhà giàu mới nổi Thái Nguyên T&T cũng đang ôm nỗi lo lực lượng. Họ có đủ quân, nhưng quân chưa đủ chất lượng để có thể cạnh tranh ngôi vô địch. Để giải quyết vấn đề này trong thời gian nhanh nhất chỉ có thông qua chuyển nhượng, mua sắm cầu thủ. Thế nhưng đây lại là câu chuyện chưa có tiền lệ của bóng đá nữ Việt Nam.
Mượn thì không ổn vì những người mượn được chủ yếu là các cầu thủ trẻ, non kinh nghiệm, không thể đủ sức giúp đội bóng tiến lên. Nhưng mua cầu thủ của đội khác, đừng nói đang còn hợp đồng, người hết hợp đồng rồi cũng khó có thể mua được. Câu chuyện kỳ lạ đó nhưng lại có thật và vấn đề ách tắc nằm ở chính lãnh đạo các đội bóng có quân được hỏi mua. Họ không muốn bán trụ cột, đương nhiên là thế rồi, như ngay cả khi cầu thủ đó đã hết hợp đồng và muốn đi, các lãnh đội cũng tìm đủ cách để giữ chân.
Đây là câu chuyện mà CLB nữ Thái Nguyên đang gặp phải. Tưởng như lời mời chào với mức lương tốt chưa từng có mà HLV Đoàn Việt Triều đưa ra là đủ để có được những cầu thủ chất lượng ông muốn, nhưng đến lúc này, chưa có vụ chuyển nhượng nào được thực hiện. Cụ thể là việc phía đội nữ Thái Nguyên đã liên hệ hai ngôi sao Lê Hoài Lương và Nguyễn Thị Mỹ Anh với mức lót tay khoảng 500 triệu/2 năm, mức lương hơn 20 triệu/tháng. Bộ đôi tuyển thủ này dĩ nhiên đồng ý bởi mức tiền ấy là quá cao với một cầu thủ bóng đá nữ Việt Nam hiện nay, thậm chí cao hơn cả cầu thủ nam đá V.League, nhưng để được ra thi đấu cho Thái Nguyên lại là chuyện khác.
HLV Đoàn Việt Triều của CLB nữ Thái Nguyên chia sẻ ông đã đạt được thỏa thuận với phía cầu thủ nhưng phía lãnh đạo đội TP.HCM lại lòng vòng chưa quyết định, đẩy trái bóng trách nhiệm sang nhau nên mọi việc ách tắc. Báo Thanh niên từng đưa tin về việc chuyển nhượng của Mỹ Anh. Theo đó, ông Trần Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm TDTT Q.1 TP.HCM cho biết: “Khi đội nữ Thái Nguyên xin cho Mỹ Anh được thi đấu cho Thái Nguyên, chúng tôi cũng muốn tạo cơ hội cho em được thử sức ở môi trường mới. Nhưng còn tùy thuộc ý kiến của lãnh đạo Sở VH-TT TP.HCM nữa. Nếu Mỹ Anh được chấp thuận, đội sẽ bổ sung cầu thủ từ tuyến dưới lên nên không lo bị thiếu hụt lực lượng”. Được biết, CLB nữ TP.HCM 1 có thể hỗ trợ đội Thái Nguyên, đôi bên giúp đỡ nhau chứ không phải trả phí chuyển nhượng cầu thủ”.
Nhưng đại diện sở VH-TT TP.HCM cũng như lãnh đạo CLB nữ TP.HCM đến hiện tại vẫn chưa đưa ra quyết định nào. Đáng nói là cả Mỹ Anh và Hoài Lương đều đã hết hợp đồng với CLB này và đáng lý là phải được tự do ra đi. Ông Triều cho biết: “Nếu đây là việc lãnh đạo đội TP.HCM cố tình làm khó cầu thủ ở lại thì rất dở vì thực tế họ không có quyền quyết định. Thái Nguyên cũng từng có trường hợp cầu thủ Thùy Linh hết hợp đồng đã tự chuyển về đầu quân cho Hà Nam. Chúng tôi tiếc nhưng cũng phải tôn trọng em ấy vì hợp đồng đôi bên đã hết”.
HLV Việt Triều cũng cho rằng sự nghiệp cầu thủ nữ rất ngắn, họ cũng muốn tính kế lo cho gia đình và bản thân. Việc hết hợp đồng và chuyển sang đội khác với thu nhập tốt hơn là chuyện hoàn toàn bình thường và lãnh đạo các đội nên tôn trọng người đã cống hiến cho mình. Điều đó vừa giúp cầu thủ, lại vừa giúp bóng đá nữ Việt Nam có thể phát triển hơn. Chuyển nhượng sẽ giúp lực lượng các đội trở nên đồng đều và tăng tính cạnh tranh cho giải đấu. Chứ cảnh hai đại gia TP.HCM và Hà Nội Watabe năm này qua năm khác tranh nhau chức vô địch khiến giải không còn hấp dẫn.
Với sự ủng hộ từ phía nhà tài trợ Tập đoàn T&T, CLB nữ Thái Nguyên quyết tâm vươn lên và kéo theo sự hấp dẫn cho giải bóng đá nữ Việt Nam. Những bản hợp đồng lớn họ có thể thực hiện được, không chỉ có Hoài Lương, Mỹ Anh mà ngay cả các cầu thủ xuất sắc khác cả ở TP.HCM, Hà Nội Watabehay Than KSVN nếu được ra đi họ cũng sẵn sàng chi tiền để đưa về xứ chè. Nhà tài trợ T&T cũng mong muốn sẽ cùng Thái Nguyên mở ra trang sử mới cho bóng đá nữ Việt Nam và sẵn sàng tài trợ cho đội để thực hiện các bản hợp đồng.
Bóng đá nữ Việt Nam cần những cú hích như vậy để có thể nâng cao chất lượng và tăng sút hút với các nhà tài trợ, với khán giả và sẽ tăng dần tính chuyên nghiệp. Nhưng những tư tưởng không thông thoáng, việc giữ quân không đúng cách sẽ khó khiến việc này thành hiện thực. Có lẽ lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam cũng phải có tiếng nói về chuyện này vì tương lai của bóng đá nữ và cả ĐTQG như đã hứa trong lễ mừng công ĐT nữ Việt Nam mới đây.
Bình luận của bạn