Nhiều trẻ xem chó hoặc mèo như một "người bạn" trong cuộc sống hàng ngày
Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?
Ngăn ngừa dị ứng thực phẩm ở trẻ
Dấu hiệu dị ứng thực phẩm và cách xử trí
Dị ứng thực phẩm: Triệu chứng, kiểm soát thế nào?
8 sự thật về dị ứng thực phẩm bạn nên biết
Nghiên cứu dựa trên phân tích dữ liệu của hơn 65.000 trẻ sơ sinh tại Nhật Bản, theo đó, trẻ em tiếp xúc với chó nuôi trong nhà có thể giúp giảm nguy cơ dị ứng trứng, sữa và hạt. Trong khi đó, nhóm trẻ tiếp xúc với mèo nuôi trong nhà lại làm giảm nguy cơ dị ứng trứng, lúa mỳ và đậu nành. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những đứa trẻ nuôi chuột đồng có thể có nguy cơ bị dị ứng hạt cao hơn.
Các phát hiện mới được công bố trên Tạp chí Plos One (một tạp chí khoa học truy cập mở, bình duyệt ngang hàng được xuất bản bởi Thư viện Khoa học Công cộng (Plos) từ năm 2006) có thể giúp rất nhiều trong các nghiên cứu sau này về trẻ em và các bệnh dị ứng. Theo số liệu được phân tích, đang có khoảng 8,3% trẻ em ở Anh được cho là bị dị ứng thực phẩm.
Theo Independent, các nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với động vật nuôi trong nhà trong thời kỳ mang thai và thời thơ ấu có thể giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm.
Đối với nghiên cứu mới nhất, giáo sư Hisao Okabe thuộc Đại học Y khoa Fukushima (Nhật Bản) đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu về Môi trường và Trẻ em Nhật Bản với hồ sơ của 66.215 trẻ em và mẹ. Khoảng 22% trong số đó đã được tiếp xúc với vật nuôi trong nhà - chủ yếu là chó và mèo - khi còn trong bụng mẹ.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trẻ em tiếp xúc với thú cưng nuôi trong nhà có tỷ lệ dị ứng thực phẩm giảm đáng kể so với những trẻ sống trong gia đình nuôi thú cưng ngoài trời. Trong khi đó, chỉ có 0,9% số trẻ em tiếp xúc với chuột đồng trong nghiên cứu nhưng sau thời gian theo dõi và xem xét lại chỉ ra rằng nhóm trẻ em tiếp xúc với chuột đồng có tỷ lệ dị ứng hạt cao hơn.
Các nhà khoa học cho biết những phát hiện này dựa trên dữ liệu tự báo cáo và không thể xác định liệu mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với vật nuôi và khả năng dị ứng thực phẩm có phải là nguyên nhân chính của bệnh hay không.
“Nghiên cứu này cho thấy mối liên quan giữa việc tiếp xúc với vật nuôi trong quá trình phát triển của bào thai, hay khi còn là trẻ sơ sinh và nguy cơ mắc dị ứng thực phẩm của trẻ dưới 3 tuổi là khác nhau tùy thuộc vào sự kết hợp của hai yếu tố: Loài vật nuôi và loại chất gây dị ứng. Vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn để đánh giá chính xác nguyên nhân dị ứng thực phẩm”, nhóm nghiên cứu cho biết.
Hiện nay, thú cưng được xem như những người bạn, người thân trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, việc để trẻ em tiếp xúc sớm trong môi trường có nhiều vật nuôi, bên cạnh những lợi ích mang lại, vẫn tồn tại một số nguy cơ gây hại mà phụ huynh cần lưu tâm. Điển hình như:
- Tiềm ẩm nhiều nguy cơ nhiễm bệnh: Khi trẻ chơi đùa với vật nuôi chưa được vệ sinh sạch sẽ sẽ dễ tiếp xúc với vảy da, lông rụng cũng như các vi khuẩn, ấu trùng, trứng sán… có trên động vật. Chính vì vậy, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp như: Dị ứng, hen suyễn hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như: Đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da…
- Bị tấn công: Nhiều vật nuôi khi nô đùa với trẻ thường hay quá khích. Chính điều đó sẽ dẫn đến thú nuôi có những hành động vô ý gây thương tích cho các trẻ như: Xô đẩy, cắn, cào…
Vì vậy, khi cha mẹ muốn đón về nhà một "bạn đồng hành" cho trẻ, hãy chọn những giống vật nuôi hiền lành như chó poodle, beagle, corgi hoặc mèo; Đảm bảo việc tiêm ngừa đầy đủ, khám thú y thường xuyên cho các con vật nuôi; Giữ thú cưng sạch sẽ và rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thật sạch sau khi chơi với vật nuôi; Dạy cho trẻ cách chơi đùa với vật nuôi và những kỹ năng xử lý tình huống đơn giản.
Bình luận của bạn