Thịt mỡ không hẳn là nguyên nhân gây béo phì

Phụ nữ béo phì: Tăng nguy cơ bị ung thư

Môi trường ô nhiễm tăng nguy cơ béo phì?

"Phì nhiêu" khi về già: Vô cùng nguy hiểm!

Giảm cân sai cách dễ đau dạ dày

Các loại thịt động vật cung cấp protein cho cơ thể, tạo ra nguồn năng lượng nuôi sống tất cả các cơ quan bên trong cơ thể từ đơn giản cho đến phức tạp nhất. Thành phần acid amin có trong protein là chất cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào, nếu lượng protein cung cấp cho cơ thể trong một ngày không đủ thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, năng suất làm việc giảm sút.

Còn thực đơn giảm béo là căn cứ vào chế độ ăn và những sinh hoạt để cân bằng sao cho năng lượng nạp vào vừa đủ cung cấp cho hoạt động hàng ngày, tránh tình trạng năng lượng nạp vào quá nhiều mà tiêu hao quá ít lại dẫn đến tình trạng tích mỡ trong cơ thể.

Carbohydrate (hợp chất đường), lipid (chất béo) và protein (chất đạm) có liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình hấp thu và trao đổi chất ở bên trong cơ thể. Khi được đưa vào cơ thể thông qua sự tiếp xúc với enzyme, các hợp chất khác mà carbohydrate có thể chuyển hóa thành lipid và protein. Điều đó là lý giải vì sao không ăn thịt mỡ mà cơ thể vẫn béo.

Xét từ góc độ nhiệt lượng, gạo mì cũng cung cấp năng lượng như thịt cá, nếu ăn quá nhiều mà không tiêu hóa hết thì sẽ sinh ra mỡ đọng trong cơ thể. Người giảm béo nếu chỉ giảm ăn mỗi thịt mỡ mà vẫn ăn nhiều cơm, mì, bún và các thức ăn khác thì không thể đạt được hiệu quả.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây béo phì, ăn thịt mỡ chỉ là một trong các nguyên nhân gây béo, có thể không ăn thịt mỡ nhưng lại ăn quá nhiều các thức ăn khác nhau như ăn quá nhiều đồ ngọt: Đường, bánh kẹo, nước ngọt cũng gây béo phì. Đường và tinh bột khi vào cơ thể một phần được đốt cháy để cung cấp năng lượng, phần còn lại dư thừa sẽ chuyển thành mỡ, nên dễ bị béo phì.

Ngoài ra, tuy không ăn thịt mỡ nhưng hay ăn các món xào, rán, quay nhiều mỡ, ăn quá nhiều dầu cũng gây béo. Béo phì còn do ít hoạt động thể lực và có thể còn do yếu tố di truyền.

Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tìm hiểu rõ về nhiệt lượng của từng loại thức ăn, cân đối chế độ ăn giảm béo theo thể tạng từng người. Đồng thời nên kết hợp với tập luyện hợp lý. Như vậy mới đạt được hiệu quả giảm béo.

Mẹo nhỏ giúp bạn phòng tránh béo phì

- Kiểm soát cân nặng thường xuyên.

- Cân nhắc nên ăn món gì trước khi ăn.

- Thường xuyên ngắm nhìn thân hình của bạn qua gương soi.

- Ăn từ từ, nhai thật kỹ để cơ thể có thời gian báo cho bạn biết là đã no.

- Khi nấu không nên nếm nhiều.

- Không bao giờ ăn trong khi đang đứng.

- Không dự trữ trong nhà những thức ăn giàu năng lượng như bánh, kẹo, chocolate, bơ, mứt, nước ngọt, kem…

- Luôn vận động, thăm hỏi người thân, bạn bè.

- Tăng cường tập luyện bất kỳ môn thể thao nào mà bạn yêu thích và thích hợp. Tập đều đặn mỗi ngày 30 - 60 phút.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp