Thói quen ăn mặn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Để cái tuổi chẳng đuổi “khỏe” đi
5 thức uống giúp người già khỏe đẹp
3 loại bệnh người già hay gặp vào mùa đông
Muốn khỏe đẹp, đừng hạn hẹp ăn quả
Nhấc chân lên và... đi!
TS.Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, thói quen ăn mặn, hay sử dụng quá nhiều muối, nước mắm trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người, nhất là người cao tuổi bị tăng huyết áp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thành phần chủ yếu của muối trong khẩu phần ăn của con người là natri. Natri cũng có trong mì chính (bột ngọt), loại gia vị thường thấy trong bếp ăn gia đình.
Mặc dù nghiên cứu về tiêu thụ muối ở nước ta còn hạn chế, nhưng sơ bộ cho thấy rất nhiều người trong độ tuổi từ 26 - 64 thường tiêu thụ lượng muối cao hơn so với lượng muối do WHO khuyến cáo là ít hơn 5 gram/người/ngày (hay một thìa cafe). Đặc biệt, gần 60% người dân ở Việt Nam tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày.
Khi ăn mặn, cơ thể chúng ta sẽ “nạp vào” một lượng natri lớn. Khi đó hàm lượng natri trong máu sẽ gia tăng và thận phải làm việc “quá công suất” mới lọc máu được. Khi lượng natri trong máu cao, thận không thể phát huy tối đa khả năng làm việc sẽ gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. “Hậu quả là nước sẽ di chuyển bên trong lòng mạch theo áp lực thẩm thấu gây tăng thể tích máu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp và là gánh nặng cho hoạt động tim mạch”, TS. Lâm chia sẻ.
Ngoài ra, ăn mặn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khác cho sức khỏe như sỏi thận, ung thư dạ dày... WHO ước tính rằng, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Việt Nam (chiếm khoảng 33%).
Chỉ nên dùng lượng muối vừa đủ, dưới mức 5 gram muối/người/ngày
Trước thực trạng trên, TS. Lâm cho biết việc giảm lượng muối ăn hàng ngày là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho việc cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch. Theo khuyến cáo, người dân, đặc biệt là người cao tuổi cần điều chỉnh lại cách nấu ăn, chỉ dùng lượng muối vừa đủ, dưới mức 5 gram muối/ngày. Tuy nhiên, TS Lâm nói: "Nên tập ăn nhạt một cách từ từ, không thể giảm đột ngột, trừ các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sỹ chỉ định phải ăn nhạt".
Một vài bí quyết giúp làm giảm lượng muối "nạp" vào cơ thể như trong mâm cơm nên bỏ bát nước mắm nguyên, thay vào đó có thể pha loãng nước mắm và thêm các loại gia vị phù hợp với món ăn để giảm lượng muối trong bát nước chấm. Hạn chế sử dụng các đồ ăn chế biến sẵn có nhiều muối như dưa, cà muối, cá thịt muối, các thức ăn nhanh có nhiều muối. Không nên lạm dụng muối khi bảo quản thực phẩm, thay vào đó là nên dùng các loại thực phẩm tươi sống.
Khi chế biến thức ăn bạn cần cho muối vào sau cùng, để có cảm giác mặn hơn, nhờ đó lượng muối đưa vào cơ thể ít hơn. Chú ý tìm hiểu các công thức nấu ăn lành mạnh ít muối để bảo vệ sức khỏe gia đình và tập thói quen đọc nhãn hiệu, bao bì để xem thành phần nguyên liệu có an toàn không và lượng muối là bao nhiêu trong các thực phẩm chế biến sẵn.
Bình luận của bạn