Thói quen uống cà phê vào buổi chiều có hại như thế nào?

Việc uống cà phê buổi chiều có nguy cơ gây hại cho sức khỏe về lâu dài

Uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Cà phê và ca cao có thể giúp chống lại suy giảm nhận thức?

Thói quen uống cà phê khiến bạn già đi nhanh hơn

Đâu là thời điểm tốt nhất để uống cà phê trong ngày?

Uống cà phê vào buổi chiều khiến bạn bồn chồn

Cà phê có chứa caffeine, một chất kích thích khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và minh mẫn hơn vào buổi sáng. Nhưng cùng một lượng caffeine vào buổi chiều có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn.

Cảm thấy bồn chồn, lo lắng hoặc tim đập nhanh đều là dấu hiệu cho thấy bạn đang nạp quá nhiều caffeine so với cơ thể. Nếu thật sự bạn cần tỉnh táo, hãy thử dùng chút trà đen hoặc trà xanh để thay thế. Hai thức uống này nhẹ nhàng hơn vì nó chỉ chứa 1/3 hàm lượng caffein so với cà phê. Chúng cũng có thể giữ cơn buồn ngủ tránh xa bạn trong vòng 1-2 tiếng.

Phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể

Vì caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương giúp bạn tỉnh táo và tập trung, nên việc uống cà phê gần giờ đi ngủ làm gián đoạn tổng thời gian ngủ sâu mà chúng ta cần để cảm thấy sảng khoái vào ngày hôm sau. Nó cũng khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn, điều này làm thay đổi nhịp thức ngủ tự nhiên của cơ thể.

Uống cà phê vào buổi chiều cũng có thể khiến bạn bồn chồn, mất ngủ

Uống cà phê vào buổi chiều cũng có thể khiến bạn bồn chồn, mất ngủ

Do vậy, nếu việc uống cà phê buổi chiều của bạn trở thành một thói quen, nó có nguy cơ gây hại cho sức khỏe về lâu dài.

Nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn trong đêm

Nếu bạn thường xuyên thức dậy để đi vệ sinh trong đêm, cốc cà phê cuối ngày có thể là thủ phạm. Caffeine có tác dụng lợi tiểu nhẹ sẽ khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Trên thực tế, giấc ngủ bị gián đoạn làm giảm hiệu suất nhận thức trong ngày, theo một nghiên cứu vào tháng 9/2014 trên tạp chí Tâm lý và Lão hóa.

Làm trầm trọng hơn tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm

Nhiều người cho rằng đổ mồ hôi ban đêm có liên quan đến các yếu tố như lo lắng, mãn kinh hoặc dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Nhưng việc nạp quá nhiều caffeine vào buổi chiều cũng góp phần làm cho tình trạng này thêm trầm trọng.

Hơn nữa, nếu bạn đang bước vào thời kỳ mãn kinh, caffeine cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm. Một nghiên cứu công bố tháng 2/2015 trên tạp chí Menopause đã phát hiện ra mối liên hệ giữa lượng caffeine và sự gia tăng đổ mồ hôi ban đêm (và bốc hỏa) ở những người mãn kinh.

Gây đói bụng về đêm và ăn quá nhiều

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng caffeine có tác dụng ngăn chặn sự thèm ăn, đặc biệt là khi uống cà phê từ 30 phút đến 4 giờ trước bữa ăn. Nếu ly cà phê buổi chiều cản trở cơn đói vào bữa tối (và làm giảm những gì bạn ăn vào những bữa ăn này), bạn có thể cảm thấy đói về đêm và ăn nhiều hơn dự định.

Để giảm những tác động đến giấc ngủ này, hãy hạn chế lượng cà phê và uống vào thời điểm phù hợp. Theo Học viện y học về giấc ngủ Hoa Kỳ, trong khi nồng độ caffeine cao xâm nhập vào cơ thể trong vòng 30 -60 phút, chất kích thích có thời gian bán hủy lên đến 5 giờ. Điều này có nghĩa là mất đến 5 giờ để cơ thể loại bỏ một nửa lượng cafeine.

Tuy nhiên, lượng caffein còn lại có thể tồn tại trong hệ thống lâu hơn và có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ. Thực tế là, tùy thuộc vào cách cơ thể chuyển hóa caffein, có thể mất tới 10 giờ để nó đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể. Vì vậy, để an toàn, bạn nên uống cà phê khoảng 10 giờ trước khi đi ngủ có được giấc ngủ ngon.

 
Nguyễn An (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng