Thời tiết thay đổi thất thường tác động thế nào đến người mắc bệnh hen?

Những người mắc bệnh hen cần chú ý đến thời tiết để tránh tái phát cơn hen

Nguy cơ mắc hen suyễn và trở nặng khi dùng bếp gas

Phòng hen phế quản tái phát khi thời tiết nồm ẩm

Dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi trời nồm ẩm

Ô nhiễm không khí đô thị khiến trẻ em dễ lên cơn hen phế quản

Bệnh hen là gì?

Hen (hay còn được gọi là hen suyễn, hen phế quản) là một loại bệnh mãn tính của hệ hô hấp. Khi có cơn hen suyễn, lớp niêm mạc trong ống phế quản của người bệnh sẽ bị sưng, viêm nhiễm. Điều đó khiến các đường dẫn khí bị thu hẹp lại, gây khó thở cho người bệnh.

Mối liên hệ giữa thời tiết và bệnh hen
Một số triệu chứng thường gặp của bệnh hen suyễn gồm:Thở khò khèKhó thởTức ngựcHo

Thời tiết thay đổi thất thường có thể kích thích cơn hen suyễn của người bệnh khiến các triệu chứng trên trở nên nghiêm trọng hơn. Nhiều chuyên gia nhận định nguyên nhân là do sự thay đổi của một số yếu tố như: áp suất khí quyển, nhiệt độ, độ ẩm... Nhưng tác độ cụ thể của thời tiết đến bệnh hen gồm:

Nhiệt độ cao
Khi người bệnh có cơn hen suyễn, đường thở sẽ bị thu hẹp lại. Việc hít thở không khí nóng sẽ làm cho đường thở càng hẹp hơn, khiến tình trạng khó thở trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng mặt trời kết hợp, các loại khí thải... còn tạo nên hiện tượng sương mù quang hóa, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Vậy nên, trước khi đi ra ngoài đường, bạn nên xem dự báo thời tiết và chất lượng không khí. Khi thời tiết xấu (nhiệt độ > 330C, chỉ số chất lượng không khí > 150) hãy hạn chế đi ra ngoài và sử dụng điều hòa tại nhà để làm mát, kháng khuẩn, lọc bụi bẩn. Trong trường hợp cần ra ngoài, bạn nên sử dụng các vật dụng như: kem chống nắng, áo chống nắng, ô, khẩu trang...

Mùa hè là khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao, gia tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn. Ngoài ra, khi ở ngoài đường, cơ thể và quần áo sẽ tiếp xúc với rất nhiều tác nhân có thể gây kích ứng đường hô hấp như: khói bếp, mùi clo từ bể bơi, phấn hoa... Để tránh các cơn hen suyễn, khi về đến nhà, hãy tắm rửa sạch sẽ và loại bỏ các tác nhân có thể gây kích ứng cơn hen suyễn.

Nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ hạ thấp, cơn hen suyễn có thể sẽ trở nặng. Không khí lạnh khiến các mô đường hô hấp bị khô, co mạch và nhạy cảm hơn. Để làm ấm không khí trước khi hít thở vào đường hô hấp, bạn có thể quàng khăn, hít thở bằng mũi nhiều hơn thở bằng miệng... Ngoài làm ấm không khí, thở bằng mũi còn là một cách tốt để lọc bụi bẩn, kháng khuẩn.

Mùa đông là khoảng thời gian có nguy cơ cao bị nhiễm lạnh, cảm cúm, dẫn đến lên cơn hen suyễn. Tiêm vắc xin cảm cúm có thể giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen. Để sưởi ấm, sử dụng nhiệt điện hoặc ga sẽ tốt cho sức khỏe hơn so với đốt than, củi. Đốt than, củi không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc khí CO, CO2 mà còn có thể gây kích ứng đường hô hấp, khiến bạn lên cơn hen suyễn.

Cần giữ ấm cho trẻ bị hen khi trời lạnh

Cần giữ ấm cho trẻ bị hen khi trời lạnh

Không khí ẩm ướt
Độ ẩm cao cũng là một nguyên nhân gây khó thở vì không khí ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho bụi bẩn và nấm mốc - hai tác nhân gây kích ứng hô hấp - phát triển. Để giữ căn phòng khô ráo, bạn có thể sử dụng điều hòa hoặc máy hút ẩm.

Nồng độ phấn hoa trong không khí cao
Phấn hoa là một trong những nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn phổ biến nhất. Để biết bản thân mình dị ứng với loại phấn hoa nào, bạn nên đi khám chuyên khoa dị ứng tại các bệnh viện. Sử dụng thuốc, tiêm phòng dị ứng hoặc kết cả hai cách trên có thể giúp bạn kiểm soát được cơn hen suyễn do dị ứng phấn hoa.

Mưa
Mưa là những mối đe dọa lớn đối với những người bị hen do dị ứng phấn hoa. Phấn hoa được phát tán nhiều trong không khí. Cơn mưa nhỏ và vừa có thể rửa trôi sạch các phấn hoa, giảm nguy lên cơn hen suyễn. Tuy nhiên, mưa lớn và sấm sét sẽ đánh phấn hoa thành nhiều hạt nhỏ li ti, lan truyền trong không khí bởi gió. Khi người dị ứng phấn hoa hít phải, những hạt phấn đó sẽ đi vào phổi và gây nên các triệu chứng của bệnh suyễn.

Nếu là người bị dị ứng phấn hoa, vào những ngày mưa dông lớn và có sấm sét, bạn nên ở trong nhà và đóng kín các cửa.

Những người mắc bệnh hen cần chú ý các vấn đề thời tiết để phòng tránh các cơn hen. Cách phòng bệnh cụ thể như sau:
- Theo dõi dự báo thời tiết và chất lượng không khí
- Khi điều kiện thời tiết xấu, bạn nên hạn chế ra đường
- Mỗi khi ra đường, đeo khẩu trang để hạn chế hít phải khói bụi, phấn hoa...
- Nếu nhiệt độ hạ thấp, chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng ngực, cổ, mũi.
- Sử dụng điều hòa để lọc bụi bẩn, tăng cường kháng khuẩn
- Sử dụng máy hút ẩm để giữ phòng luôn khô thoáng, tránh ẩm mốc
- Hạn chế mở cửa sổ để tránh bụi bẩn, khói, phấn hoa... vào nhà

 
Ngô Thanh Hậu
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp