Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh động kinh
Động kinh - Ăn sao cho đúng?
Không phải cứ lên cơn co giật đều là do động kinh
Động kinh ở người lớn - nguyên nhân do đâu?
Ảnh hưởng lâu dài của bệnh động kinh đến sức khỏe
Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính liên quan đến hệ thần kinh với các triệu chứng điển hình như co giật bắp thịt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, cắn lưỡi, bất tỉnh… Các cơn co giật thường không có nguyên nhân và có tính chất lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ thông qua việc thực hiện một chế độ phù hợp, khoa học.
Chế độ ăn cho người bệnh động kinh
Bổ sung các chất béo lành mạnh: Các chất béo lành mạnh (acid béo omega-3, acid béo omega-6) có nhiều hơn một liên kết cacbon không bão hòa. Cơ thể người bệnh động kinh rất cần bổ sung loại chất béo này bằng cách hấp thu chúng từ những thực phẩm sử dụng hàng ngày. Chất béo không bão hòa giúp bảo vệ sự phát triển, di chuyển của các tế bào màng và ngăn cản hình thành cục máu đông. Đặc biệt, chúng có tác dụng trong việc giảm các yếu tố gây ra các triệu chứng của bệnh động kinh. Các loại chất béo lành mạnh này được tìm thấy trong các thực phẩm như cá, thịt, rau củ, các loại đậu, dầu cải, dầu lạc, dầu vừng, bơ đậu phộng,…
Uống đủ nước: Người bệnh động kinh nên uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Từ đó, có thể giảm nguy cơ co giật do mất nước.
Thực phẩm giàu protein: Những thực phẩm chứa nhiều protein như thịt nạc, sữa bò, trứng gà, tôm, cá… có tác dụng phụ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh động kinh, đặc biệt là chứng động kinh ở trẻ em.
Tăng cường lượng vitamin D: Vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ calci và giúp xương chắc khỏe. Một số loại thuốc chống động kinh (AED) có thể làm giảm mật độ xương và khiến xương của bạn yếu đi. Để giúp ngăn ngừa điều này, hãy ăn các thực phẩm giàu vitamin D như trứng, cá và các sản phẩm từ sữa.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng chế độ ăn sinh ceton – đây là chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành cho người bệnh động kinh. Thông thường, cơ thể dùng năng lượng qua việc tiêu thụ glucose, tuy nhiên cơ thể không dự trữ được một lượng lớn glucose mà chỉ có thể dự trữ để dùng trong 24 giờ. Nếu glucose không được cung cấp thêm thì cơ thể sẽ bắt đầu tiêu thụ năng lượng mỡ dự trữ và làm sản sinh các thể ceton, có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật ở một số bệnh nhân.
Bệnh động kinh nên kiêng gì?
Việc tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe là điều tất yếu những người bệnh động kinh cũng cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm có thể kích thích não bộ gây tăng tần số, mức độ các cơn co giật. Một số thực phẩm cần tránh bao gồm: Thực phẩm giàu gluten, rượu bia, thực phẩm chứa nhiều đường (bánh kẹo ngọt, bánh mì trắng, khoai tây chiên,…).
Bình luận của bạn