Ketogenic – hy vọng của người bị động kinh

Chế độ ăn Ketogenic giúp giảm những cơn co giật ở người động kinh

Chế độ ăn Ketogenic cho người bệnh động kinh

Muốn giảm co giật, trẻ động kinh nên ăn gì?

Mất ngủ do dùng thuốc điều trị động kinh phải làm sao?

Nghiện rượu – Coi chừng động kinh!

Chế độ ăn Ketogenic là gì?

Ketogenic diet, hay còn gọi là chế độ ăn sinh ceton được thiết kế đặc biệt cho những người mắc bệnh động kinh (đặc biệt là trẻ em) nhằm giảm tần suất và mức độ các cơn co giật không đáp ứng với thuốc.

Thực đơn của chế độ ăn Ketogenic đòi hỏi phải tuân theo một tỷ lệ chất béo cụ thể, carbohydrate và protein là: 75 – 5 – 20.

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet năm 2008 cho thấy những đứa trẻ tuân thủ chế độ ăn Ketogenic giảm được 1/3 số cơn động kinh so với những trẻ có chế độ ăn khác

Điều này buộc cơ thể phải đốt cháy chất béo thay vì carbohydrate và tạo ra 80% lượng calo để hoạt động. Khi có rất ít carbohydrate trong khẩu phần ăn, gan sẽ chuyển hóa chất béo thành acid béo và các thể ceton. Các thể ceton sẽ thay glucose cung cấp năng lượng cho não và các cơ quan khác hoạt động. Trạng thái chứa nồng độ cao các thể ceton được gọi là ketosis, khi ấy não bộ sẽ hoạt động ổn định hơn và giảm tần suất xuất hiện các cơn co giật, động kinh.

Các thực phẩm trong chế độ ăn có thể bao gồm: Kem, thịt xông khói, trứng, cá ngừ, tôm, rau, nước xốt, xúc xích và các thực phẩm giàu chất béo, ít carbohydrate khác. Người bệnh không nên ăn nhiều tinh bột và trái cây, bánh mỳ, mỳ ống hoặc các thực phẩm chứa đường đơn.

Thực phẩm giàu chất béo được khuyến khích với những người động kinh

Ketogenic ẩn chứa tác dụng phụ nào?

Giống như các phương pháp điều trị khác, chế độ ăn ketogenic cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: thiếu dinh dưỡng, hạ đường huyết, còi xương, táo bón, sỏi mật, sỏi thận… Vì vậy để áp dụng chế độ ăn này, cần có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Thiếu năng lượng và đói

Với chế độ ăn Ketogenic, do phải quyết liệt cắt giảm carbohydrate nên người bị động kinh sẽ cần phải nạp năng lượng từ một nguồn khác là chất béo, từ chế độ ăn uống và chất béo dự trữ trong cơ thể. Nếu không, họ sẽ bị đói và thiếu năng lượng.

Có thể sẽ mất một vài ngày để cơ thể thích ứng với việc đốt chủ yếu là chất béo thay vì carbs, trong thời gian đó có thể họ sẽ cảm thấy mệt mỏi một chút. Điều này có thể kéo dài khoảng 3-4 ngày, nhưng để thích nghi hoàn toàn thì có thể mất vài tuần.

Thiếu natri

Một trong những cơ chế chính đằng sau chế độ ăn này là giảm nồng độ insulin. Insulin có nhiều chức năng trong cơ thể như ra lệnh cho các tế bào mỡ dự trữ chất béo, giúp cho thận giữ lại sodium.

Với chế độ ăn Ketogenic, khi mức insulin hạ xuống thì cơ thể bắt đầu thải natri và nước dư thừa. Đây là lý do tại sao người ta thường không bị phù lên trong một vài ngày ăn . Tuy nhiên, natri là một chất điện phân quan trọng trong cơ thể và điều này có thể trở thành vấn đề khi thận thải ra quá nhiều. Nói cách khác chế độ ăn này làm hạ thấp mức insulin, khiến cho thận bài tiết natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt natri nhẹ.

Đây là một trong những lý do chính khiến người động kinh bị những tác dụng phụ khi áp dụng chế độ ăn này. Cách tốt nhất để cải thiện là bổ sung thêm nhiều natri hơn trong chế độ ăn uống bằng cách cho thêm nhiều muối hơn vào thức ăn hoặc có thể uống một cốc nước canh mỗi ngày.

Người áp dụng chế độ ăn Ketogenic nên cho thêm chút muối vào thức ăn khi ăn để bổ sung thêm natri

Khi thực hiện chế độ ăn ketogenic với tỷ lệ chất béo cao nền chỉ số cholesterol và triglyceride có thể tăng lên. Tuy nhiên, ketogenic không phải là chế độ ăn uống suốt đời, thường chỉ áp dụng trong vòng 2 năm. Sau khi dừng lại, hầu hết các chỉ số này sẽ trở về mức bình thường.

Giống như tất cả các phương pháp điều trị khác trong bệnh động kinh, chế độ ăn Ketogenic cũng có một số tác dụng phụ với trẻ em như: gây thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, hạ đường huyết, còi xương, bị mất nước, táo bón, gây sỏi mật hoặc sỏi thận. Đặc biệt sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng khi trẻ có những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình chuyển hóa chất béo khiến hàm lượng chất béo ngày càng bị tích tụ cao trong máu. Ngay cả với phụ nữ trưởng thành khi áp dụng chế độ ăn này cũng bị rối loạn kinh nguyệt, viêm tuyến tụy, giảm mật độ xương và mắc các bệnh lý khác về mắt.

Việc áp dụng Ketogenic đối với những người mắc bệnh động kinh dù là trẻ em hay người lớn đều cần có sự hướng dẫn, giám sát của các bác sỹ chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời trước những tác dụng phụ có thể xảy ra.

Thanh Tú H+ 

 


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng