Con biếng ăn, ăn kém là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh
Dùng BebuGold bao lâu để trẻ bớt biếng ăn?
Viên nhai men vi sinh – “vũ khí lợi hại” giúp trẻ lên 3 hết biếng ăn
Trẻ biếng ăn dùng TPCN BebuGold như thế nào?
Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn với sức khỏe của trẻ
TS. Murray Clarke, chuyên gia nhi khoa (người Mỹ), người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ em đã đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp nhất về tình trạng biếng ăn, kén ăn ở trẻ:
Cha mẹ có thể làm gì để phòng ngừa tình trạng trẻ biếng ăn, kén ăn?
Cách đơn giản nhất để ngăn ngừa tình trạng trẻ biếng ăn là loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống của bé. Theo đó, cha mẹ nên lựa chọn các thực phẩm hữu cơ, lành mạnh, hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn. TS. Murray Clarke cho biết thêm, các chất tạo màu nhân tạo, chất tạo mùi hương, chất tạo ngọt… trong thực phẩm chế biến sẵn là nguyên nhân khiến vị giác của bé bị sai lệch dẫn đến tình trạng kén ăn, lười ăn khi vào bữa.
Chế độ ăn uống của cha mẹ có thể ảnh hưởng tới con cái?
Cha mẹ nên có chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy con cái noi theo
Cha mẹ luôn là hình mẫu con cái noi theo và điều này bao gồm cả thói quen ăn uống của chúng. Do đó, nếu bạn hay ăn vặt, không có thói quen ăn uống lành mạnh, bé cũng sẽ dễ dàng học theo thói quen xấu này.
Có nên cho bé ăn nhẹ thường xuyên không?
Theo TS. Murray Clarke, các bữa ăn nhẹ là cần thiết, đặc biết khi trẻ tới tuổi đi học: “Trẻ trong độ tuổi tới trường sẽ cần rất nhiều năng lượng. Do đó, bạn có thể cho bé ăn nhẹ trong ngày, chỉ cần đảm bảo bữa ăn nhẹ của bé có đủ các thực phẩm lành mạnh”.
Nếu bé thấy thèm ngọt trong các bữa ăn nhẹ, bạn có thể cho bé ăn trái cây, phô mai hoặc các loại hạt… thay vì các món ăn vặt nhiều đường. Điều này sẽ không khiến đường huyết của trẻ tăng cao quá mức.
Bạn có thể cho con ăn nhẹ, nhưng nên cho bé ăn thực phẩm lành mạnh
Cha mẹ có thể làm gì để khuyến khích trẻ kén và biếng ăn, nếm thử các món ăn mới?
Một lần nữa, TS. Murray Clarke khuyên cha mẹ (hoặc các thành viên khác trong gia đình) nên làm gương cho bé bằng cách ăn nhiều các thực phẩm thực phẩm khác nhau. Bạn nên bắt đầu cho bé thử các món ăn mới (đặc biệt là các loại rau củ) khi bé bắt đầu ăn dặm, hay bắt đầu từ khoảng 6 tháng tuổi.
Cho bé làm quen với các thực phẩm lành mạnh sớm khi bé được tầm 6 - 7 tháng tuổi sẽ giúp bạn trì hoãn thời điểm bé trở nên kén ăn. Theo đó, nhiều trẻ có thể trở nên biếng ăn khi bắt đầu được 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu cho bé ăn các thực phẩm lành mạnh từ sớm, cha mẹ có thể trì hoãn giai đoạn này tới khi bé được 4 tuổi.
Nên làm gì khi bé không chịu ăn?
Khi bé không chịu ăn, cha mẹ vẫn nên tiếp tục đề nghị các món ăn này nhưng đừng ép buộc bé. Ép bé ăn chỉ khiến cả cha mẹ và bé thấy mệt mỏi. Thay và đó, hãy cứ để bé tự ăn khi chúng thấy đói.
TS. Murray Clarke cho biết: “Bản thân là một người bố, tôi không chiều con cái bằng cách cho chúng bất kỳ thứ gì chúng muốn ăn. Việc này khiến trẻ dần nhận ra chúng có thể thao túng bạn, bằng cách này hay cách khác chứ không riêng gì trong việc ăn uống”.
Trẻ biếng ăn, kén ăn thường bị thiếu hụt những dưỡng chất gì?
Trong những năm đầu đời, trẻ cần được bổ sung đủ các vitamin (như vitamin C, vitamin D), khoáng chất (như calci, magne, sắt), các acid béo thiết yếu (như DHA) để có thể phát triển toàn diện. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới hơn 50% trẻ nhỏ bị thiếu vitamin D, đặc biệt là ở trẻ bị biếng ăn, kén ăn.
Tình trạng biếng ăn, kén ăn có thể khiến trẻ dễ bị thiếu hụt một số dưỡng chất cần thiết. Bạn có thể trao đổi với bác sỹ nhi khoa, các chuyên gia dinh dưỡng nếu cần cho con bổ sung thêm dưỡng chất từ các loại thực phẩm chức năng. Thông thường, trẻ biếng ăn, kén ăn có thể cần được bổ sung một số dưỡng chất sau:
- Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa tốt giúp giảm tác hại của các kim loại nặng, giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ.
- DHA: Giúp hỗ trợ sự phát triển của não bộ, đảm bảo các chức năng của não bộ.
- Vitamin D3: Giúp hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Bình luận của bạn