6 lý do bà bầu nên ăn đậu lăng thường xuyên

Đậu lăng rất giàu chất xơ, protein, vitamin B6, folate...

Bà bầu ăn bông cải xanh có tốt không?

Bà bầu ăn măng tây có tốt không?

Bà bầu ăn lê có tốt không?

Mang thai sau tuổi 35: Làm thế nào để mẹ tròn, con vuông?

Các loại đậu lăng được sử dụng phổ biến nhất gồm có:

Đậu lăng nâu: Là loại đậu lăng được sử dụng phổ biến nhất. Nó có thể giữ nguyên hình dạng sau khi nấu và thường được chế biến dưới dạng món hầm.

Đậu lăng Puy: Có nguồn gốc từ vùng Le Puy của nước Pháp. Đậu có màu xanh nhưng kích thước chỉ bằng 1/3 hạt đậu lăng xanh và có vị hạt tiêu.

Đậu lăng xanh: Đậu lăng xanh có kích thước đa dạng, thường được sử dụng thay thế đậu lăng Puy vì giá thành rẻ hơn.

Đậu lăng vàng và đỏ: Loại đậu này có vị ngon hấp dẫn, dễ bị mềm và nát ra trong khi nấu.

Đậu lăng Beluga: Hạt đậu có màu đen, kích thước nhỏ trông giống trứng cá muối. Thường sử dụng trong các món salad.

Mỗi loại có thay đổi một chút về thành phần dinh dưỡng nhưng nhìn chung đậu lăng mang lại một số lợi ích đáng để bà bầu ăn thường xuyên:

Ngăn ngừa thiếu máu

Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần tạo ra nhiều máu hơn để hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Theo đó, sắt đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu. Nếu bà bầu không tiêu thụ đủ sắt, cơ thể sẽ không sản xuất đủ số lượng tế bào hồng cầu cần thiết, gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi

Trước khi cần đến sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng, bà bầu nên tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm giàu chất sắt như đậu lăng. Hàm lượng sắt trong 198gr đậu lăng cung cấp 37% RDI, giúp bà bầu hạn chế nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh

Theo nghiên cứu, đậu lăng là một nguồn cung cấp folate (vitamin B9) vô cùng dồi dào. Hàm lượng folate trong 198gr đậu lăng cung cấp tới 90% RDI. Bà bầu tiêu thụ đủ folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Bên cạnh đó, folate cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ homocysteine ở phụ nữ mang thai. Nồng độ homocysteine trong máu tăng cao liên quan đến các bệnh tim mạch và đột quỵ. Từ đó giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non, sảy thai.

RDI là viết tắt của Recommended Daily Intake: Liều lượng khuyến khích hàng ngày.

Kiểm soát huyết áp

Hàm lượng kali cao trong đậu lăng đảm bảo sự lưu thông máu trong cơ thể và ổn định huyết áp. Tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận tiền sản giật, sinh non... Hàm lượng kali trong 198gr đậu lăng đáp ứng 21% RDI.

Giảm cơn đau nửa đầu

Đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến ở phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi, nhất là thay đổi nội tiết. Hàm lượng vitamin B dồi dào trong đậu lăng có thể khắc phục hữu hiệu vấn đề này.

Ngăn ngừa táo bón

Khi mang thai, thay đổi nội tiết tố hay áp lực của thai nhi lên tử cung khiến bà bầu hay bị táo bón rất khó chịu. Theo đó, đậu lăng rất giàu chất xơ (trong 198gr đậu lăng có 15,6gr chất xơ) giúp kích thích nhu động ruột, quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Ngăn ngừa đái tháo đường thai kỳ

Bà bầu dễ mắc đái tháo đường thai kỳ do nhau thai tiết ra hormone làm rối loạn quá trình tuyến tụy sản xuất insulin, hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Đái tháo đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. 

Theo đó, đậu lăng được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh dành cho bà bầu vì có chỉ số đường huyết (GI) thấp, bà bầu có thể tiêu thụ thường xuyên mà không lo ngại lượng đường trong máu tăng đột biến sau khi ăn, giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. 

Bà bầu tiêu thụ đậu lăng cần lưu ý gì?

- Ngâm đậu lăng ít nhất 1 giờ trước khi nấu.

- Đậu lăng nấu chín quá có thể dẫn đến mất chất dinh dưỡng.

- Ăn đậu lăng cùng các loại thực phẩm giàu vitamin C khác để tăng hiệu quả hấp thụ sắt của cơ thể.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ