Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi nên ăn những loại thực phẩm nào?
6 nhu cầu dinh dưỡng cần thay đổi trong thời kỳ mãn kinh
Hà Nội: Bác sỹ tắc trách, bé sơ sinh tử vong
Hà Nội: Bác sỹ tắc trách, bé sơ sinh tử vong
Lưu ý đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng mùa Hè cho bé yêu
Những lưu ý giúp ổn định đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng có thể gây hại cho bé. Chẳng hạn, nếu cho bé ăn thức ăn đặc quá sớm có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến béo phì khi trưởng thành.
Theo Học viện Nhi khoa Mỹ, mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng. Trẻ em nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để hạn chế tình trạng trẻ kén chọn đồ ăn thức uống trong tương lai. Tuy nhiên, không phải vì thế mà cho trẻ sơ sinh ăn tất cả các loại thực phẩm. Dưới đây là 11 loại thực phẩm nên và không nên cho trẻ sơ sinh ăn:
Những loại thực phẩm nên cho trẻ ăn
Bơ: Các chất béo không bão hòa trong quả bơ giúp phát triển não bộ, một số thành phần trong bơ cũng tương tự như sữa mẹ. Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi có thể ăn bơ được rồi.
Quả bơ chứa nhiều chất béo bão hòa rất tốt cho bé
Thịt gà: Thịt gà là nguồn protein và sắt rất thích hợp cho những trẻ sơ sinh bắt đầu ăn dặm. Nguồn sắt tự nhiên ở trẻ bắt đầu suy giảm khi bé 6 tháng tuổi và những loại thịt nạc như thịt gà là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung khoáng chất này vào chế độ ăn uống của bé.
Đậu lăng: Đậu lăng có chứa nhiều protein, chất xơ rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bạn có thể dễ dàng chế biến đậu lăng thành nhiều món ăn thích hợp cho bé.
Mận/mận khô: Táo bón là chứng bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Mận là loại thực phẩm rất tốt cho hoạt động của nhu động ruột, giúp đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ em hiệu quả.
Bí đỏ: Bí đỏ là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chúng có chứa nhiều caroten, sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A - chất dinh dưỡng rất cần thiết cho thị giác của bé. Có thể cho bé làm quen với bí đỏ khi bé ngoài 6 tháng tuổi.
Nên cho bé làm quen với bí đỏ khi bé ngoài 6 tháng tuổi
Sữa chua: Sữa chua chứa hàm lượng vitamin D, calci, probiotic dồi dào, rất tốt cho đường tiêu hóa. Trẻ sơ sinh ngoài 6 tháng tuổi đã bắt đầu có thể ăn sữa chua. Tuy nhiên, nên cho bé ăn sữa chua ít đường thay vì những loại sữa chua được thêm quá nhiều đường.
Những loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn
Bánh rán, bánh ngọt: Các món ăn nhẹ như bánh rán, bánh ngọt có lượng calorie và chất béo bão hòa cao. Đường trong các loại bánh này cũng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ. Các loại bánh này cũng có chứa các loại carbohydrate tinh chế, có thể nhanh chóng phân hủy thành đường, làm tăng cảm giác no, khiến bé khó có thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác.
Mật ong: Đối với những trẻ dưới 1 tuổi, ăn mật ong có thể gây ngộ độc. Mật ong ít khi để lại tác dụng phụ ở những trẻ hơn 12 tháng, song vẫn cần đặc biệt thận trọng.
Nước trái cây: Các loại nước ép trái cây đóng chai thường được quảng cáo là lành mạnh cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, loại chất lỏng này có thể nhanh chóng đi qua đường tiêu hóa, khiến bé khó hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong trái cây. Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, trong 12 tháng đầu đời, trẻ chỉ nên uống nước, sữa công thức và sữa mẹ.
Bơ lạc: Bơ lạc có thể dùng thêm vào bữa ăn nhẹ cho trẻ em, song chúng có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở ở trẻ sơ sinh. Để giảm bớt nguy cơ này, cha mẹ nên cho trẻ ăn bơ lạc khi bé đã hơn 6 tháng tuổi.
Bình luận của bạn