Lưu ý trong thực đơn cho người bệnh gout và đái tháo đường

Thực đơn cho người bệnh gout và đái tháo đường cần lưu ý những gì?

Bữa sáng cho người bệnh đái tháo đường với mỡ máu cao

6 biện pháp tự nhiên giúp bạn kiểm soát đái tháo đường type 2

Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường biến chứng thận

Đái tháo đường: Thực phẩm nên ăn, nên hạn chế để kiểm soát đường huyết

Nhìn chung, thực đơn cho người bệnh gout và đái tháo đường cần lưu ý những điều sau:

Tránh thực phẩm giàu purin

Acid uric được được tạo ra từ quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Nếu nồng độ acid uric tăng cao, các tinh thể urat có thể tích tụ trong khớp, từ đó làm trầm trọng thêm triệu chứng đau ở người bệnh gout.

Ngoài ra, tăng acid uric còn có thể làm tăng kháng insulin, khiến cơ thể không thể đáp ứng tốt với hormone insulin. Điều này có thể làm tăng lượng đường huyết, làm trầm trọng hơn các triệu chứng đái tháo đường.

Do đó, tốt hơn hết, bạn nên tránh các thực phẩm có chứa purin trong chế độ ăn uống thường ngày. Các thực phẩm này có thể kể tới như cá thu, cá cơm, thịt đỏ, nội tạng động vật, đậu Hà Lan, đồ hộp, mì gói, rượu bia…

Tránh thực phẩm giàu đường fructose

Để chuyển hóa các thực phẩm giàu fructose, cơ thể sẽ phải sử dụng khá nhiều phân tử mang năng lượng ATP. Việc sử dụng quá nhiều ATP có thể làm tăng sản sinh acid lactic và acid uric, từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.

Ngoài ra, fructose cũng là một loại đường và có thể làm tăng đường huyết lên cao quá mức ở người bệnh đái tháo đường. 

Người bệnh đái tháo đường kèm gout nên tránh các thực phẩm giàu fructose

Người bệnh đái tháo đường kèm gout nên tránh các thực phẩm giàu fructose

Do đó, trong thực đơn cho người bệnh gout và đái tháo đường, bạn nên chú ý tránh các thực phẩm như táo, chuối, lê, măng tây, các loại đậu, bông cải xanh, bắp cải, hành tây, cà chua, lạc (đậu phộng), nho khô, quả sung, các loại đồ uống có gas, nước trái cây, ketchup (xốt cà chua), đồ hộp, chocolate, bánh ngọt và các loại ngũ cốc ăn liền (thường chứa nhiều đường).

Tránh các loại đồ uống có cồn

Rượu bia có thể cản trở quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Khi các loại đồ uống có cồn được chuyển hóa thành acid lactic, chúng có thể làm giảm lượng acid uric được đào thải ra khỏi cơ thể qua thận. Điều này có thể khiến acid uric bị tích tụ trong cơ thể lâu hơn, không tốt cho người bệnh đái tháo đường kèm gout.

Nồng độ ethanol trong cơ thể tăng lên có thể gián tiếp làm tăng lượng acid uric trong cơ thể, thông qua quá trình chuyển đổi ATP thành AMP - một tiền chất của acid uric. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia cũng có thể ảnh hưởng tới độ nhạy insulin của cơ thể.

Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có thể giúp hấp thụ acid uric trong máu, từ đó giúp cơ thể đào thải chất này hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, pectin (một loại chất xơ hòa tan) cũng có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể. Nồng độ cao cholesterol trong cơ thể cũng có thể làm tăng huyết áp, dẫn tới các triệu chứng bệnh đái tháo đường.

Người bệnh gout và đái tháo đường nên ăn ít nhất một loại thực phẩm giàu chất xơ (như dứa, yến mạch, dưa chuột, cam, lúa mạch, cà rốt, cần tây) trong mỗi bữa ăn chính, cũng như các bữa ăn nhẹ. Bạn nên nhắm mục tiêu ăn đủ 21gr chất xơ mỗi ngày.

Nên ăn các thực phẩm giàu anthocyanins

Anthocyanins là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể ngăn chặn sự kết tinh của acid uric, ngăn không cho chúng lắng đọng tại các khớp. Ngoài ra, anthocyanins cũng có thể giúp góp phần làm giảm đường huyết.

Bạn nên thêm các thực phẩm giàu anthocyanins như cà tím, quả việt quất, nam việt quất, mận, nho đen, lựu, đào, cherry… vào thực đơn cho người bệnh gout và đái tháo đường.

Nên ăn các thực phẩm giàu acid béo omega-3

 

Acid béo omega-3 có thể giúp làm giảm tình trạng kháng insulin (cơ thể có thể sản sinh insulin, nhưng lại không thể sử dụng chúng một cách hiệu quả). Điều này có thể giúp bạn kiểm soát đái tháo đường type 2 hiệu quả hơn. 

Ngoài ra, acid eicosapentaenoic (EPA, một loại acid béo omega-3) có thể góp phần làm giảm nồng độ cholesterol và acid uric trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung acid béo omega-3 từ các thực phẩm như cá mòi, cá hồi, đậu nành, hạt lanh, quả óc chó, đậu phụ, mầm cải Brussels, súp lơ trắng, tôm… 

Thông tin đến bạn

Đối với người bệnh mắc nhiều rối loạn chuyển hóa, việc kiểm soát đường huyết càng khó khăn gấp bội, đồng thời các biến chứng cũng dễ dàng kéo đến. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này nhờ sự hỗ trợ từ các sản phẩm thảo dược.

Câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn đều là các thảo dược xuất hiện nổi bật trong nghiên cứu khoa học về điều trị đái tháo đường. Mỗi thảo dược lại có những đặc tính dược lý riêng, nhưng sự phối hợp của cả 4 loại với công thức gia giảm trong những sản phẩm thảo dược sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho người bệnh đái tháo đường:

- Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

- Hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường.

Vi Bùi (Theo Intra-lifestyles)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết