Tiêu chí lựa chọn son nẻ để có đôi môi căng mọng

Son dưỡng chứa các chất dưỡng ẩm nhằm ngăn ngừa tình trạng nứt nẻ trên môi

Tự làm son dưỡng tại nhà “cứu” đôi môi khô nẻ

Biện pháp giảm khô mũi do thời tiết hanh khô

Mẹo giúp tóc nhanh khô sau khi gội

Bí quyết chăm sóc tóc suôn mượt trong mùa Đông

Thành phần nên có trong son dưỡng môi

Để cải thiện tình trạng da môi khô, nứt nẻ, bạn cần sử dụng son dưỡng có thành phần cấp ẩm, nuôi dưỡng và hỗ trợ phục hồi làn da mỏng manh trên môi.

Theo chuyên gia da liễu Jessie Cheung, công thức son dưỡng ẩm phù hợp nên có cả chất hút ẩm (giúp hấp thu nước vào da) và chất khóa ẩm (giữ lại độ ẩm trên da). Nếu thiếu một trong hai, độ ẩm nhanh chóng bay hơi, khiến môi bạn khô hơn trước khi thoa dưỡng ẩm.

Thành phần hút ẩm thường gặp là glycerin và acid hyaluronic. Các chất khóa ẩm có thể kể tới: Dầu hạt, dầu dừa, sáp ong, sáp dầu khoáng (petrolatum), bơ hạt mỡ, ceramide. Chúng có kết cấu dầu và sáp đặc, nên có thể bù đắp độ ẩm và lượng dầu tự nhiên trên đôi môi, giữ môi căng bóng hồng hào.

Dầu dừa, sáp ong là các thành phần dưỡng ẩm môi tự nhiên, giúp khắc phục tình trạng khô nẻ

Dầu dừa, sáp ong là các thành phần dưỡng ẩm môi tự nhiên, giúp khắc phục tình trạng khô nẻ

Nếu thường xuyên hoạt động ngoài trời nắng, bạn có thể cân nhắc dùng son dưỡng có chỉ số chống nắng SPF. Làn da trên môi không có sắc tố melanin giúp bảo vệ da khỏi tia UV. Phơi nắng liên tục có thể khiến da môi bong tróc, nứt nẻ.

Riêng với son nẻ có SPF, bạn nên thử nghiệm nhiều lần để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với làn da. Một số thành phần chống nắng vật lý như kẽm oxide, titanium dioxide có thể để lại lớp màng trắng trên da. Trong khi đó, kem chống nắng hóa học lại để lại vị khá khó chịu trên môi. Bạn nên chọn sản phẩm vừa ý nhất để sử dụng lâu dài, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa xuất hiện ở môi.

Thành phần nên tránh khi chọn son nẻ

Nhiều người lo lắng sử dụng son dưỡng nhiều sẽ khiến môi thêm khô nẻ, thậm chí thâm môi. Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng rõ rệt nào về giả thuyết này. Nếu bạn liên tục sử dụng son dưỡng mà tình trạng khô nẻ không cải thiện, hãy thăm khám tại cơ sở chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Bên cạnh đó, một số thành phần trong son nẻ, son dưỡng môi có thể gây dị ứng với người dùng có làn da nhạy cảm. Hương liệu và chất bảo quản là tác nhân thường gặp nhất.

Lanolin hay sáp lông cừu là thành phần khóa ẩm, làm mềm da hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều chị em lại dễ kích ứng với thành phần này, khiến da trông khô nẻ hơn trước khi dùng. Bạn có thể thận trọng theo dõi phản ứng của cơ thể khi mua sản phẩm có chứa lanolin.

Son dưỡng có vị bạc hà tạo cảm giác the mát, nhưng lại là nguyên nhân gây kích ứng với người khác. Phenol, camphor và menthol là các thành phần dễ khiến da khô và kích ứng nếu sử dụng quá nhiều. Người có làn da khô sẵn có cũng cần thận trọng với mỹ phẩm tẩy tế bào chết, chăm sóc môi chứa acid salicylic. 

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp