Cẩn trọng với động kinh kháng thuốc ở trẻ

Trẻ rất dễ mắc động kinh kháng thuốc

Sai lầm của phụ huynh trong điều trị động kinh ở trẻ

Dấu hiệu và cách xử lý trẻ lên cơn co giật do động kinh

Trẻ động kinh ăn gì để chống co giật?

Trẻ mắc bệnh động kinh do ngã đập đầu xuống đất

Với trẻ em, mỗi lần lên cơn động kinh là mỗi lần trẻ phải đối mặt với nguy cơ tử vong. Cho dù may mắn nhưng trẻ mắc động kinh kháng thuốc cũng gặp nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là chậm phát triển trí tuệ khi còn nhỏ và triệu chứng thần kinh tâm thần khi trưởng thành.

Do đó, khi điều trị cho trẻ động kinh, cha mẹ cần đặc biệt chú ý theo dõi quá trình điều trị của trẻ. Ngoài việc giúp trẻ kiểm soát cơn động kinh, việc theo dõi sát sao trẻ cũng giúp cha mẹ phát hiện tình trạng con mình có bị kháng thuốc hay không để có hướng điều trị kịp thời.

Trẻ có thể quên giờ uống thuốc nếu cha mẹ không nhắc, dẫn đến động kinh kháng thuốc

Ngày càng nhiều người mắc động kinh kháng thuốc

Tỷ lệ người kháng thuốc động kinh ở Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng 20 - 35%, theo thông tin được đưa ra tại Hội thảo về động kinh do Hội Thần kinh học tổ chức tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.

Các chuyên gia  đầu ngành thần kinh nhận xét, tỷ lệ động kinh kháng thuốc cao hơn nhiều so với thời gian trước và vẫn có xu hướng tăng lên rõ rệt. Kháng thuốc động kinh khiến cho nhiều bệnh nhân không thể làm việc và sinh hoạt bình thường được cho dù đã được điều trị rất tích cực.

Nguyên nhân động kinh kháng thuốc

Theo BS. Lê Văn Nam - Đại học Y Dược TP. HCM, có 4 nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng động kinh kháng thuốc:

- Sai lầm trong chẩn đoán: Điều quan trọng nhất trong chẩn đoán động kinh là phải chứng kiến cơn nhưng thầy thuốc ít khi được chứng kiến trực tiếp mà chỉ theo lời kể của người nhà bệnh nhân. Trong rất nhiều trường hợp, lời khai này không chính xác. Hơn nữa, cơn động kinh rất dễ bị nhầm với cơn co giật khác.

- Không tuân thủ điều trị: Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị nhưng tự ý giảm liều hay ngừng vì lười uống thuốc, sợ độc tính, thuốc khó mua hay quá đắt. Đây là tình trạng rất thường gặp.

- Tác động của môi trường sống: Công việc lao động quá cực nhọc, mất ngủ, lạm dụng rượu, ăn uống không đúng bữa...

- Có bệnh lý não bộ: Với các bệnh nhân bị động kinh do bệnh lý ở thần kinh trung ương, thuốc chống động kinh có hiệu quả trong giai đoạn đầu rồi giảm dần theo thời gian, trong khi bệnh lý lại tăng.

Làm thế nào khi trẻ mắc động kinh kháng thuốc?

Cha mẹ chăm sóc cho trẻ động kinh kháng thuốc cần lưu ý những điều sau đây:

- Bắt đầu điều trị bằng một thuốc: Hiệu quả điều trị chỉ gặp ở 75 - 80% bệnh nhân. Đồng thời các thuốc chống động kinh đều vô cùng độc hại, nên cần sử dụng một thuốc khởi đầu để đánh giá trước khi chuyển thuốc khác hoặc dùng thuốc kết hợp.

- Tăng liều dần đến liều đáp ứng: Trẻ không nên dùng liều cao ngay từ đầu, gây độc hại nghiêm trọng và khó có thể ngừng thuốc khi bị phụ thuộc, nhất là các thuốc dòng an thần như phenobarbital và benzodiazepine. Liều cao của các loại thuốc này còn nguy hiểm hơn một cơn động kinh.

- Uống đủ thuốc và đủ liệu trình: Bệnh động kinh có nguy cơ bị tái phát với mức độ nặng hơn, cơn mau hơn khi con bạn bỏ thuốc, gây ra kháng thuốc điều trị.

- Phải giảm thuốc dần dần và không dừng thuốc đột ngột: Thường thì sẽ tiến hành ngừng thuốc sau 2 năm điều trị mà không thấy có một cơn động kinh nào tái diễn nhưng quá trình này phải giảm từ từ.

Tiêu Bắc H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ