- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
- Kinh nghiệm nuôi con
Cha mẹ phải cẩn trọng khi cho trẻ nằm bú bình
Làm sao để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ bú bình ban đêm?
Làm sao để tập cho bé bú bình khi mẹ phải đi làm?
Bú bình kiểu này: Xem chừng có ngày mất con
Trẻ bú bình dễ bị tắc nghẽn tiêu hóa
Dưới đây là những tác hại khi trẻ nằm bú bình, cha mẹ cần biết:
1. Nguy cơ sặc
Cho bé bú bình trong khi nằm dường như rất thuận tiện cho cả bạn và bé. Bạn có thể thư giãn trong khi em bé được nằm trong cũi cầm bình sữa tự uống. Nhưng có vấn đề có thể xảy ra. Đôi khi dòng sữa chảy nhanh, em bé không thể nuốt sữa với tốc độ nhanh như dòng sữa chảy, dễ gây sặc. Ngoài ra, còn có mối đe dọa khác là sữa chảy vào khí quản hoặc phổi, làm cho tình hình thêm tồi tệ.
2. Nguy cơ nghẹt thở
Bạn có sử dụng những chiếc gối mềm mại, có màu sắc rực rỡ trong giường cũi của bé khi bạn cho bé bú bình không? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể thích chơi với tất cả những thứ có màu sắc kích thích khi trẻ thức. Nhưng khi trẻ ngủ, có nguy cơ trẻ sẽ vặn người, xoay người. Kết quả là những chiếc gối mềm mại đó sẽ đè lên mặt, mũi, gây nghẹt thở.
Trẻ nằm bú bình dễ bị nghẹt thở, sặc
3. Nguy cơ sâu răng
Chẳng có cha mẹ nào muốn em bé của mình bị sâu răng cả. Khi trẻ đã bắt đầu ăn dặm, có răng chắc khỏe sẽ giúp trẻ cắn, nhai, nuốt thức ăn. Việc làm quen với thực phẩm và đồ ăn cũng khiến trẻ thích thú và tập thói quen ăn uống lành mạnh.
Khi trẻ nằm bú bình, trẻ có thể ngủ thiếp đi khi miệng vẫn còn sữa. Đường trong sữa công thức sẽ nằm lại trong nướu răng của bé. Tất nhiên chỉ là răng sữa, bé sẽ thay răng vĩnh viễn sau đó. Nhưng theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, sâu răng sữa cũng ảnh hưởng xấu đến răng vĩnh viễn của trẻ.
Viêm tai rất đau, có thể khiến bé quấy khóc. Bé còn quá nhỏ, không thể nói với bạn về cơn đau. Bạn cũng cảm thấy bất lực vì không biết tại sao đứa con nhỏ của mình lại quấy khóc. Bạn có biết nằm bú bình là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tai? Điều này là do đôi khi em bé không nuốt hết ngụm sữa cuối cùng. Một ngụm sữa cuối cùng có thể chảy vào miệng, chảy vào tai khiến vi khuẩn xâm nhập và ống nhĩ.
Tuy nhiên, tất cả những rủi ro này không phải là lý do để bạn ngừng cho con ăn bằng bình. Bạn chỉ cần thận trọng một chút và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, như:
- Đừng để cho em bé ngủ mà vẫn còn ôm bình sữa, miệng ngậm núm vú.
- Luôn lau khô miệng bé sau mỗi lần ăn.
- Hãy chọn lỗ núm vú có kích thước phù hợp.
- Nhớ vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú.
- Hãy nhớ là bình sữa không gây nguy hiểm. Cách cầm bình sữa và cách sữa chảy vào miệng mới gây ra rủi ro.
Thực hiện theo các bước trên và nhớ rằng, em bé luôn phải được ăn no và hạnh phúc, bởi vì những khoảnh khắc này với đứa con bé bỏng của bạn sẽ không bao giờ quay trở lại.
Bình luận của bạn