Trẻ mới ốm dậy nên ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục sau khi khỏi ốm.

BS. Đỗ Anh: "Kiêng nước, kiêng gió khi trẻ mắc thủy đậu là quan niệm sai lầm"

Cha mẹ nên làm gì khi con trẻ biếng ăn?

Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ bị ốm (P.1)

Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ bị ốm (P.2)

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sau khi khỏi ốm

Sau khi mới khỏi ốm, hệ tiêu hóa của trẻ còn mệt mỏi và hoạt động kém. Trẻ thường không có cảm giác thèm ăn và không muốn ăn các loại thực phẩm rắn, khó tiêu hóa. Vì vậy, các món ăn được lựa chọn để thêm vào chế độ chăm sóc trẻ sau ốm cần phải là những món ăn lành mạnh, không ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ, cụ thể:

- Bổ sung nước: Nước là thành phần quan trọng đối với mọi cơ thể sống, đặc biệt khi trẻ bị ốm (sốt, tiêu chảy, sổ mũi, viêm đường hô hấp...) lại càng cần bổ sung thêm nhiều nước để bù lượng nước đã mất hoặc giúp làm thông thoáng đường thở;

- Tăng cường bổ sung đạm: Cơ thể trẻ sau ốm sẽ suy nhược đi ít nhiều, vì vậy các thực phẩm giàu đạm (trứng, sữa, thịt bò...) là vô cùng cần thiết trong quá trình phục hồi sức khỏe của trẻ sau khi ốm dậy.

- Bổ sung vitamin, khoáng chất và các loại acid amin: Đây là những chất rất quan trọng trong việc giúp trẻ tăng sức đề kháng. Các vitamin cần được chú trọng bổ sung trong chế độ chăm sóc trẻ sau ốm như vitamin A, C, D, B, các nguyên tố canxi, kẽm, sắt.... Trong đó nước cam, sữa chua là những thực phẩm rất hữu ích trong việc bổ sung dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

- Men vi sinh: men sẽ hỗ trợ hệ tiêu hoá của trẻ sau khi ốm dậy hoạt động tốt hơn, kích hoạt các enzym trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn, từ đó kích thích trẻ thèm ăn, hỗ trợ việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi bổ cơ thể trẻ sau ốm.

Một số nguyên tắc dinh dưỡng cơ bản cha mẹ cần lưu ý khi con mới khỏi ốm

- Sau khi ốm, trẻ vẫn còn chán ăn, nên cha mẹ không cố gắng ép con ăn quá nhiều, bổ sung cho con những thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu hoá như cháo, súp… Đặc biệt, trẻ thích ăn gì hãy cố gắng đáp ứng để kích thích lại vị giác của con.

- Chia thành các bữa ăn nhỏ để trẻ dễ ăn lại và hấp thu tốt. Điều này tốt cho hệ tiêu hóa so với các bữa ăn lớn.

- Không nên cho con ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, nước có gas, thực phẩm quá nhiều đường...

Một số lưu ý khác để phòng con bị tái nhiễm bệnh

Ngoài việc bổ sung đủ dinh dưỡng cho con, để tránh việc trẻ bị tái nhiễm bệnh, cha mẹ nên lưu ý thêm một số vấn đề:

- Nên để trẻ có thời gian được hồi phục, không nên cho trẻ quay trở lại trường sớm khi chưa khỏi hẳn.

- Hướng dẫn con thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhất là vào các mùa bệnh truyền nhiễm bùng phát.

- Khuyến khích con không nên cho tay lên mắt, mũi, miệng để tránh virus xâm nhập vào cơ thể

- Tiêm phòng cho trẻ. Trẻ dưới 3 tuổi nên tiêm đủ các mũi vaccine như viêm gan B, lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, thủy đậu, cúm...

- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống thoáng mát, khô ráo để phòng tránh nấm mốc, vi khuẩn, virus phát triển.

- Nếu các thành viên trong gia đình có biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt... không nên tiếp xúc với trẻ.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ