Trẻ sơ sinh bị da khô và bong tróc phải làm sao?

Có rất nhiều phương pháp giúp giải quyết tình tình trẻ sơ sinh bị da khô

Da nứt nẻ mùa hanh khô chăm sóc thế nào?

Vì sao trẻ sơ sinh bị da khô, bong tróc?

6 lưu ý khi trị mụn cho người có làn da khô

Chống nắng khi đi biển thế nào để da không bắt nắng?

Trẻ sơ sinh bị da khô, bong tróc là vấn đề thường gặp. Tình trạng da này liên quan tới lớp vernix caseosa (lớp áo sinh học có chức năng bảo vệ da của trẻ khỏi nước ối), sinh đủ tháng và một số nguyên nhân khác ít gặp như viêm da dị ứng hoặc các loại eczema, vẩy nến, bệnh vẩy cá (Ichthyosis)...

Thông thường, ngoài việc ảnh hưởng tới mỹ quan, da khô và bong tróc hiếm khi khiến trẻ gặp những trở ngại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu muốn giải quyết tình trạng da này một cách nhanh chóng, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Giảm tiếp xúc với không khí lạnh

Không khí lạnh thường khá khô và có thể khiến da trẻ bị khô nhiều hơn. Điều này có thể dẫn đến các vết nứt trên da và bong tróc nghiêm trọng. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh có thể giúp ngăn ngừa điều này.

2. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Hơi ẩm trong không khí có thể giúp ngăn ngừa khô, ngứa da.

Bạn nên mua một chiếc máy tạo độ ẩm chất lượng cao để giúp trẻ có thể dễ chịu hơn

3. Tắm nhanh

Cho trẻ tắm quá lâu có thể gột sạch các loại dầu tự nhiên và khiến da của trẻ dễ bị khô hơn. Tốt nhất, chỉ cho trẻ tắm tối đa trong 10 phút và tránh sử dụng xà phòng có độ tẩy rửa mạnh.

4. Sử dụng nước ấm

Nước ấm từ 37°C - 38°C là lý tưởng nhất để lau, rửa da cho trẻ. Nước quá nóng có thể làm khô da. Cha mẹ cũng nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm xong.

5. Bồn tắm bột yến mạch

Nhiều nghiên cứu cho thấy bột yến mạch xay mịn có thể làm giảm viêm và ngứa. Nó giúp ngăn ngừa da bị bong tróc một cách tự nhiên.

Các liệu pháp tắm yến mạch hiện có sẵn tại nhiều cửa hàng thuốc, cửa hàng thực phẩm tự nhiên và trực tuyến.

6. Giữ ẩm cho da

Kem dưỡng ẩm có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên tìm mua loại kem dưỡng ẩm đặc biệt thích hợp cho làn da nhạy cảm của trẻ và áp dụng nó từ 2 - 3 lần mỗi ngày.

7. Ngăn ngừa mất nước

Để ngăn ngừa mất nước, trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đầy đủ.

8. Tránh hóa chất

Da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy, khi tiếp xúc với hóa chất, chẳng hạn như nước hoa hoặc xà phòng có hương thơm tổng hợp, da có thể bị kích ứng và trở nên khô, dễ bong tróc.

9. Chọn quần áo phù hợp

Cha mẹ nên giặt quần áo, tã lót và khăn của trẻ bằng các sản phẩm tẩy rửa không chứa hóa chất độc hại hoặc hương thơm tổng hợp. Khi chọn quần áo cho trẻ, cha mẹ nên ưu tiên chọn loại vải mềm, làm bằng vật liệu tự nhiên, thiết kế đơn giản, rông rãi vì chúng ít có khả năng gây kích ứng hoặc gây áp lực lên da.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Trong hầu hết các trường hợp, da trẻ bị khô và bong tróc không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau, che mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay: Da bị đỏ, nứt, ngứa, sưng và bị sốt.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ