Rắc rối của trẻ tăng động khi ngủ

Trẻ sẽ không chịu đi ngủ mặc dù trời đã khuya

Trẻ tăng động giảm chú ý thường bị bạn bắt nạt

Trẻ tăng động giảm chú ý: Càng bồn chồn, càng dễ tập trung

Video: Trẻ tăng động giảm chú ý giống đạo diễn phim?

Trẻ tăng động làm “lu mờ” chứng tự kỷ

Đối với nhiều bệnh nhân mắc tăng động, có được một giấc ngủ đúng nghĩa là điều vô cùng khó khăn. Ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm của người chăm sóc và một số bác sỹ.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ tăng động thường bắt đầu rõ nét khi trẻ được 12 tuổi trở lên, khi trẻ đã được chẩn đoán khá lâu. Hơn nữa, đây không được coi là một triệu chứng của ADHD vì các chuyên gia y tế cho rằng nó không đặc hiệu cho căn bệnh này.

Có được giấc ngủ ngon với trẻ tăng động là điều vô cùng khó khăn

Bốn rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất liên quan đến ADHD là:

Trước khi đến tuổi dậy thì, có tới 10 – 15% trẻ em bị ADHD rất khó để ngủ ngon. Tỷ lệ này tăng dần khi trẻ dậy thì và cho đến khi trưởng thành thì có đến ¾ số bệnh nhân ADHD mất ngủ.

Bệnh nhân không thể ngủ được khi màn đêm buông xuống mặc dù trẻ có thể cảm thấy rất mệt mỏi sau một ngày hoạt động vui chơi. Trẻ ngủ rất ít hoặc hoàn toàn mất ngủ vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhịp sinh học của con người và từ đó trẻ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng và chậm phát triển.

2.     Ngủ không yên

Ngay cả khi trẻ có thể ngủ được, giấc ngủ cũng không thể sâu. Trẻ ngủ chập chờn và có thể thức giấc bất cứ khi nào có tiếng động lạ hoặc giật mình. Giấc ngủ không khiến trẻ cảm thấy khỏe khoắn và đỡ mệt hơn, thay vào đó, trẻ cảm thấy mình bị mệt mỏi và thiếu sức sống y như lúc chưa ngủ.

3.     Khó thức dậy

Giấc ngủ chập chờn khiến một số trẻ rất khó để thức dậy. Có một tỷ lệ lớn trẻ rơi vào giấc ngủ mê mệt không biết gì, không thể tự thức dậy vào sáng hôm sau.

4.     Ngủ không ý thức

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ thì giấc ngủ sẽ đến một cách tự nhiên. Tuy nhiên, với trẻ mắc chức ADHD, giấc ngủ không phải là do ý thức mong muốn. Trẻ  ADHD có cảm giác muốn ngủ ngay tức thời, thậm chí là ngủ ngay lập tức. Đây là tình trạng hệ thống thần kinh đã quá mệt mỏi với một hoạt động mà trẻ đang thực hiện, muốn thực hiện hành động khác.

Do đó, trẻ không ngủ vào buổi tối mà chứng tăng động khiến trẻ có thể mê mệt bất cứ lúc nào trong ngày.

Theo các chuyên gia y tế, chăm sóc não bộ cho trẻ từ sớm giúp trẻ phòng ngừa nguy cơ tăng nặng tình trạng tăng động, giảm chú ý.

Tiêu Bắc H+ (Theo additudemag)

Giúp con tự kỷ làm quen với không khí Tết - Ảnh 6
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ