- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Bà bầu cần lưu ý nếu cảm thấy đau các bộ phận trên cơ thể
Những vị trí bất ngờ dễ rạn da khi mang thai
Có nên dùng sữa tắm khi đang mang thai?
Ăn uống gì trước khi mang thai?
Mang thai tháng thứ 5 bị cảm cúm có đáng lo?
1. Chảy máu
Chảy máu khi mang thai thường là kết quả của sự thay đổi hormone gây tăng tưới máu ở cổ tử cung. Một số phụ nữ có thể nhận thấy sự xuất hiện của những đốm máu vào đầu thai kỳ, trong khi những phụ nữ khác có thể trải nghiệm tình trạng này trong suốt thời gian mang thai. Chảy máu cũng có thể xảy ra do quan hệ tình dục. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của nhau tiền đạo, một bệnh lý ảnh hưởng tới 2 - 3% các ca mang thai và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
2. Đau các bộ phận trên cơ thể
Một số phụ nữ có thể trải nghiệm tình trạng đau lưng, đau dây chằng tròn vùng chậu và chuột rút ở chân khi mang thai. Tuy nhiên, nếu đau ở lưng giữa, nó có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngay cả khi bạn không có triệu chứng mót tiểu thường xuyên và đau khi đi tiểu.
Nếu bạn bị đau nặng, đau theo đợt hoặc liên tục ở vùng chậu và bụng, đặc biệt vào cuối thai kỳ, nó có thể là một dấu hiệu của sinh non. Đau cũng có thể là một dấu hiệu của nhau bong non, một biến chứng nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung.
3. Sưng
Trong trường hợp bàn tay, bàn chân hoặc mặt của bạn bị sưng, đó có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, căn bệnh ảnh hưởng từ 5 đến 8% các ca mang thai.
4. Nước tiểu bất thường
Nếu bạn nhận thấy nước tiểu trở nên đục hoặc có mùi lạ, đơn giản là cơ thể bạn đang thiếu nước. Tuy nhiên, nếu triệu chứng vẫn tồn tại ngay cả khi bạn đã bổ sung nước trong một thời gian, bạn có thể đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
5. Xả tiết dịch âm đạo
Xả âm đạo là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ. Nếu âm đạo tiết nhiều dịch kết hợp đau, có mùi hôi hoặc chảy máu, bạn có thể đang bị nhiễm trùng.
Xả âm đạo là triệu chứng khá phổ biến trong thai kỳ
6. Cử động của bé
Không có quy tắc chính xác về tần suất cử động của thai nhi như thế nào thì được coi là bình thường, nhưng nếu bạn nhận thấy một sự thay đổi đột ngột tần suất thai máy, thai đạp sau 28 tuần, bạn nên đi khám để được bác sỹ kiểm tra.
7. Ngứa
Ngứa là triệu chứng thường gặp khi mang thai. Triệu chứng ngứa nên đặc biệt chú ý khi xuất hiện ở lòng bàn chân và bàn tay bởi đó có thể là dấu hiệu của biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng được gọi là ứ mật - một tình trạng gây ra bởi sự tích tụ của acid mật trong gan. Một dấu hiệu khác của ứ mật là khi đi tiêu, phân thường hay có màu nhạt.
8. Vấn đề về tầm nhìn
Trong thời gian mang thai, bạn có thể gặp phải tình trạng khô mắt. Trong trường hợp mắt nhìn không rõ, có sự xuất hiện của các chấm đen, bạn nên đi khám vì nó có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật.
9. Nhức đầu
Mất ngủ, cắt giảm caffeine, những thay đổi trong chế độ ăn uống và căng thẳng khi mang thai có thể khiến phụ nữ hay gặp phải triệu chứng nhức đầu. Nếu tình trạng không thuyên giảm sau một thời gian, bạn cần đi khám vì nó cũng có thể là một dấu hiệu khác của tiền sản giật.
10. Chuột rút
Thiếu kali và calci có thể gây ra tình trạng chuột rút khi mang thai. Chuột rút vẫn xảy ra ngay cả khi bạn đã bổ sung các khoáng chất này? Bạn có thể có một cục máu đông, bạn cần đi khám để được kiểm tra.
M. Hiếu H+ (Theo Foxnews)
Giúp bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ. TPCN PreIQ giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân ở trẻ.
Truy cập website preiq.vn hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
XNQC: 1831/2015/XNQC-ATTP
** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
* Thông tin về Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn