Ai ơi xin đừng “nổ”!

"Người hùng trong đại dịch COVID-19 là những nhân viên y tế tuyến đầu"

Hành trình phát triển "chưa từng có trong lịch sử" của vaccine AstraZeneca

Bệnh dịch Y – bệnh dịch tiếp theo

Người đã tiêm vaccine Vero Cell sẽ được tiêm liều bổ sung thế nào?

"Cú nước rút" của chiến dịch tiêm vaccine chống giặc COVID-19

Giáo sư Katalin Kariko - Phó Chủ tịch cấp cao của BioNTech đang có mặt tại Việt Nam. Đây là một trong những nhà khoa học đặt nền móng cho công nghệ mRNA để làm ra hàng tỷ liều vaccine - tấm lá chắn của con người trong cuộc chiến chống COVID-19.

Trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam, bà không nhận mình là người anh hùng. Bà cho biết mình tìm đến khoa học vì lĩnh vực này mang tới nhiều hứng khởi. “Với tôi, người hùng trong đại dịch COVID-19 là những nhân viên y tế tuyến đầu. Họ chính là người cứu mạng các bệnh nhân, trong khi chính mình còn chưa được tiêm vaccine”, Giáo sư Kariko nói với Zing chiều 17/1 tại Hà Nội. “Đó mới là những anh hùng thực thụ”.

Giáo sư Katalin Kariko, người Hungary, là tác giả công nghệ mRNA - Ảnh: The Times

Giáo sư Katalin Kariko, người Hungary, là tác giả công nghệ mRNA - Ảnh: The Times

“Trong lúc tạo ra vaccine, tôi luôn nghĩ về những người từng cống hiến cả cuộc sống cho tiến bộ khoa học, dù họ không còn trên đời”, bà Kariko nói, “Tôi chỉ ở đây để đại diện cho họ”.

Trong khi hàng triệu người trên thế giới đang tiêm những mũi tiêm vaccine dòng mRNA (như Pfizer, Moderna) trong cuộc chiến giành giật cuộc sống với con virus COVID-19 giết người tinh vi, thì nhà khoa học gốc Hungary đặt nền móng cho công nghệ chế tạo ra dòng vaccine này lại chỉ nói ra điều giản dị: “Tôi muốn chứng kiến mRNA trị liệu cứu sống nhiều người đang bị bệnh tật giày vò. Điều này thôi thúc tôi mỗi ngày thức dậy và hành động”.

Thật đáng trân trọng hơn, Giáo sư Kariko còn nhắc tới một điều ước mà bà vẫn thường kể với đồng nghiệp: Bà hy vọng mình có thể nhanh già đi 2-3 ngày hoặc một tuần, để có thể sớm biết kết quả của các thí nghiệm đang làm dở.

Chia sẻ với Zing, bà Kariko cho biết cuộc sống của mình thay đổi rất nhiều kể từ khi bà nhận được sự chú ý vì công nghệ vaccine mRNA (để tạo ra các loại vaccine như Pfizer và Moderna) ngừa COVID-19.

“Trước đây, không nhiều người biết tới tôi. Tất nhiên, đó cũng không phải là điều tôi mong muốn. Nếu mong chờ sự nổi tiếng, tôi đáng ra sẽ làm diễn viên”, bà nói. “Nhưng tôi trở thành nhà khoa học vì tôi thích đắm mình trong phòng thí nghiệm và suy ngẫm”.

“Người muốn giàu có không nên làm khoa học, nhưng nếu họ muốn sự hứng khởi thì khoa học sẽ cho họ điều đó”, bà Kariko nói với Zing. “Bởi vì mỗi ngày bạn đều có một vấn đề để giải quyết, và đối với tôi đó là điều quan trọng nhất”.

“Tôi muốn và đang cố gắng để phụ nữ chú ý tới khoa học nhiều hơn”, nữ giáo sư kể. “Mục tiêu của tôi là khiến nhiều thanh thiếu niên thích làm khoa học, vì khoa học là điều rất tuyệt vời”.

Nghiên cứu về mRNA của Katalin Kariko đã giúp phát triển vaccine Moderna và Pfizer

Nghiên cứu về mRNA của Katalin Kariko đã giúp phát triển vaccine Moderna và Pfizer

Ngay cả khi đã trở thành nhà khoa học lừng danh thế giới, Giáo sư Kariko vẫn cho rằng ở mình không có tố chất đặc biệt gì mà thành quả bà đạt được ngày hôm nay kết trái từ quá trình nỗ lực học tập, phấn đấu của bản thân. Bà Kariko tự nhận xét mình không có kỹ năng đặc biệt, cũng không phải là người thông minh trên trường lớp. Mọi thứ bà có là sự quyết tâm, cùng sự động viên từ cha mẹ và cơ hội được học hỏi nhiều giáo viên tuyệt vời. “Tôi luôn phải học tập và nỗ lực nhiều hơn”, bà nói.

“Khi tôi mới tới Mỹ, điều quan trọng nhất là tôi có thể nghe nhiều bài giảng của các nhà khoa học giỏi từ Đại học Pennsylvania - một trong những ngôi trường danh giá của Mỹ”, bà Kariko cho biết. “Ngày nay, chúng ta có thể nghe bài giảng của những nhà khoa học quan trọng và nổi tiếng ngay trên Internet”.

Việc học tiếng Anh - ngôn ngữ của khoa học hiện đại - cũng trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ có mạng Internet, theo bà Kariko.

Nữ giáo sư kể trước kia, “một chữ tiếng Anh bẻ đôi” bà cũng không biết, ngoại trừ chữ “end” (kết thúc) ở cuối phim. Bà phải học từ con số 0 và luôn phải đuổi theo người khác khi mọi người xung quanh đều đã có thể nói thành thạo.

“Khởi đầu như thế nào không quan trọng, bạn có thể trở thành bất cứ ai. Bạn không cần phải sinh ra đã là con của giáo sư và vẫn có thể thành công với xuất thân từ gia đình bình dị. Bạn chỉ cần phải quyết tâm mà thôi”. Lời chia sẻ chân tình từ nhà khoa học nữ xuất thân bình dân (bà lớn lên ở Hungary, con gái của một người bán thịt), khiến những ai có điều kiện mà thiếu đi sự phấn đấu, ý chí và lòng quyết tâm hẳn phải nuối tiếc cho cơ hội của chính mình.

Đọc những bài phỏng vấn của các đồng nghiệp với nữ Giáo sư Katalin Kariko những ngày này mà thấy mình và những “nhà” này nọ hay nổ phải chữa ngay căn bệnh này!

 
Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết