Thực dưỡng - Xu thế chăm sóc sức khỏe thời @?

Việc sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm an toàn, tự nhiên đòi hỏi phải được kiểm soát nghiêm ngặt.

Thuốc kháng sinh trong nông nghiệp: Từ trang trại đến bàn ăn

Trà sạch từ tâm

Bạn đã biết gì về chế độ ăn thực dưỡng?

"Thực dưỡng" mùa thu theo Đông y

Sức khỏe là vốn quý nhất của đời người – Đây là lời dạy của Đức Phật mà chắc ai cũng đã được nghe. Thế nhưng, con người trong xã hội hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn nhất là vấn đề các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch, đái tháo đường, khớp, thừa cân, suy giảm miễn dịch… Điều đáng tiếc là, dù y học ngày càng phát triển, nhưng với những căn bệnh này, y học hiện đại mới chỉ điều trị các triệu chứng, còn trị tận gốc thì phải vận dụng rất nhiều giải pháp. 
Giải pháp theo lý luận Đông y là thể xác (thể vật lý) con người cấu tạo bởi 5 yếu tố (Đất - Nước - Lửa – Gió - Không khí). Ngoài ra, con người còn có thể năng lượng (Phách – Vía - Hồn). Để chữa bệnh tận gốc phải giải quyết cả 4 thể cùng một lúc.
Vậy nguồn gốc bệnh tật là từ đâu?
Để trả lời câu hỏi này, phải trở về tới nguồn gốc của loài người. Nếu theo thuyết vạn vật của Darwin thì người bắt nguồn từ vượn - giả thuyết này không chứng minh được cho tới bây giờ. Hàng triệu năm nay, con người ngày càng phát triển, nhưng loài vượn không con nào trở thành người cả. Còn theo Kinh Phật (Budda), loài người xuất có nguồn gốc “từ trên Trời” từ cõi Quang âm thiên, các vị Trời hết phước khi thấy cõi Tabha có ánh sáng (Thái dương hệ tạo lập) họ liền tới “định cư” tại trái đất. Những vị thiên thần này lúc đầu ăn uống, giao tiếp, đi lại bằng ánh sáng (thể năng lượng) nhưng dần dần sau khi ăn đất thấy có vị ngon ngọt thì bị vật chất hóa dần. Trải qua hàng triệu năm và qua 5 loại người đã có diện mạo, cuộc sống như bây giờ (Người giống thiên thần - Người giống ma – Người Lemiru - Người Atlan – Người Aryan). Đấy là theo lời giải thích nguồn gốc loài người của Phật Thích ca. 
Sau này, loài người không trực tiếp lấy năng lượng từ đất mà từ các cây cỏ (lương thực, thực phẩm) hay qua các loại động vật. Trong các nghiên cứu về con người sau này, các nhà khoa học thấy có sự tương đồng tỷ lệ của các chất như nước, natri, oxy, calci, sắt, đồng… giữa vỏ trái đất và cơ thể người. Triết học phương Đông cũng quan niệm cơ thể người là “tiểu vũ trụ”. 
Thực phẩm cung cấp các vi chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp phòng ngừa và chữa trị bệnh tật
Vậy, bệnh tật của chúng ta có liên hệ gì tới đất, nước hay không khí? Đây là câu hỏi đang là sự thách thức cho toàn xã hội chúng ta vì rằng thức ăn của chúng ta đến từ rau, củ, quả, thịt, cá,… đang mất an toàn. Nguy cơ đến từ ô nhiễm đất, nước, dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, hormone tăng trưởng, chất bảo quản… cho đến giống biến đổi gene (GMO) không chỉ gây bệnh mà còn làm suy giảm giống nòi. Nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ gái, hiện tượng vô sinh ở phụ nữ, hiện tượng kháng thuốc ở bệnh nhân… có liên quan tới hormone tăng trưởng của cây trồng, vật nuôi. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh như ung thư, tim mạch, đái tháo đường… rất phức tạp và vẫn còn là bí ẩn dẫn tới việc phòng và điều trị chưa triệt để. 
Quay trở lại mối liên hệ giữa sự thiếu hụt các chất vi lượng trong cơ thể với các bệnh mạn tính, các chuyên gia y tế trên thế giới đều khẳng định mối liên hệ này. Các nghiên cứu cho thấy: Người mắc ung thư thiếu nguyên tố Si; Mắc tim mạch thiếu K; Mắc đái tháo đường thiếu Mg; Người yếu sinh lý thiếu Zn; Người yếu thị lực do thiếu Cr… Rõ ràng mối liên hệ ấy khiến chúng ta có thể quan sát rằng các bệnh chủ yếu liên quan tới ăn uống. “Bệnh tại miệng” và muốn phòng ngừa hay chữa trị phải tính tới cái gốc là an toàn lương thực, thực phẩm. 
Thực dưỡng – quan điểm phòng bệnh giờ đã thành trào lưu
Trên quan điểm phòng hơn chống về bệnh thì sự an toàn của thức ăn là tối quan trọng. Thực dưỡng là quan điểm (giờ đã thành trào lưu) dùng chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng, các sản phẩm thực phẩm, thảo dược, các biện pháp dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe, chủ động phòng và chữa bệnh. 
Muốn xây dựng một trang trại rau hữu cơ (organics) hay rau an toàn cần rất nhiều các quy trình phức tạp
Có nhiều trường phái thực dưỡng nhưng đều dựa trên cơ sở các sản phẩm phải an toàn, tự nhiên, do đó việc sản xuất ra các sản phẩm trên đòi hỏi phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Các sản phẩm (Foods) dùng cho thực dưỡng đòi hỏi 3 yếu tố:
1. Sạch theo tiêu chuẩn cụ thể
2. Đủ dinh dưỡng (đủ vi chất, vitamin, hoạt chất sinh học… tự nhiên)
3. Ngon (có mùi thơm và vị tự nhiên)
Đồng thời, các sản phẩm trên không được dùng các chất bảo quản độc hại. Để làm ra được các sản phẩm này (mà tiến tới là hàng hóa hay thương hiệu) đòi hỏi nhà sản xuất phải chuyên nghiệp. 
Thực tình, muốn xây dựng một trang trại rau hữu cơ (organics) hay rau an toàn cần rất nhiều các quy trình phức tạp. Muốn có được thực phẩm (Foods) an toàn và đầy đủ 3 yếu tố trên cần trang trại (Farm) phải quản lý được:
1. Đất, nước, điều kiện môi trường của trang trại đạt chuẩn
2. Người lao động (nông dân, kỹ sư, công nhân…) được đào tạo theo chuẩn
3. Giống (không nên dùng loại GMO) 
4. Phân bón (vi sinh, hữu cơ, vi lượng) không dùng phân hóa học 
5. Quy trình chăm bón, tưới tiêu (áp dụng công nghệ cao, thân thiện, không dùng hormone tăng trưởng) 
6. Trừ sâu hữu cơ (không dùng thuốc trừ sâu vô cơ, không dùng thuốc diệt cỏ, chỉ dùng các loại thiên địch hay thuốc trừ sâu hữu cơ).
7. Thu hái và sơ chế theo tiêu chuẩn; đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn và thời hạn sử dụng.
Một trong những khâu quan trọng của chuỗi giá trị trên là người dùng sản phẩm (Family), biết bảo quản và chế biến đúng sẽ giữ được các thành phần hoạt chất của thực phẩm phẩm (Food). Để tạo được các món ăn thực dưỡng cần phải có các kiến thức và kỹ năng:
1. Bảo quản thực phẩm đúng
2. Chế biến từng loại cho phù hợp
3. Nấu nướng đúng kỹ thuật, đảm bảo lưu giữ được các chất dinh dưỡng tự nhiên của thực phẩm.
Như vậy, để có được một món ăn thực dưỡng thì việc quản trị từ trang trại tới bàn ăn (3F: Farm – Foods – Family) cần được thực hiện đầy đủ, tuân thủ đúng những bước kỹ thuật, không chỉ ở nuôi trồng, mà còn ở lưu thông, bảo quản, chế biến. Mỗi mắt xích trong “chuỗi giá trị” này đều cần phải làm đúng trách nhiệm của mình. Có làm được vậy, mong muốn giảm tải bệnh viện, mong muốn giảm thiểu bệnh tật mới thực sự bắt đầu từ gốc.
Hoàng Xuân
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng