Tuổi thọ của người dân toàn cầu tăng 6 năm kể từ năm 1990
Tăng tuổi thọ bằng mạng xã hội
Bé 3 tuổi thoát chết ngoạn mục trong hố băng
Infographic: Hải sản giúp kéo dài tuổi thọ
"Bom tấn Tuổi thanh xuân" có đáng xem?
Cụ thể, tuổi thọ trung bình tăng 5,8 năm đối với nam và 6,6 năm ở nữ trong 24 năm qua. Đặc biệt, tuổi thọ trung bình của người dân một số nước như Nepal, Rwanda, Ethiopia, Niger, Maldives, Đông Timor, Iran kéo dài thêm tới 12 năm. Ấn Độ cũng đạt thành tích khả quan với mức tăng trung bình bảy năm ở nam và hơn 10 năm ở nữ trong cùng thời gian này.
Theo các nhà nghiên cứu, điều này là do sự suy giảm tỷ lệ tử vong do ung thư, bệnh tim mạch (ở những nước giàu) và bệnh tiêu chảy, lao, sốt rét (tại các nước nghèo). Tỷ lệ tử vong do ung thư và tim mạch lần lượt giảm 15% và 22%. Cũng theo nghiên cứu, tỷ lệ tử vong do 50 nguyên nhân hàng đầu đã giảm kể từ năm 1990.
Ông Christopher Murray - Giáo sư về y tế toàn cầu tại trường Đại học Washington (Mỹ), người dẫn đầu nghiên cứu, nhận định: “Những tiến triển trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh và sự chấn thương là rất đáng ghi nhận nhưng chúng ta có thể và phải làm tốt hơn thế”.
Số năm sống mất đi do các nguyên nhân khác nhau đều giảm từ năm 1990 - 2013
Theo GS. Murray, các nỗ lực tăng cường hành động và hỗ trợ tài chính cho việc điều trị những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy, sởi, lao, sốt rét, AIDS… đã giúp giảm tỷ lệ tử vong và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, xu hướng tăng tuổi thọ cũng đồng thời với việc tăng số người mắc bệnh hoặc rối loạn nhất định liên quan đến tuổi già, đặc biệt là ung thư gan do viêm gan C (+ 125%), rối loạn nhịp tim nghiêm trọng (+100%), các bệnh liên quan đến dược phẩm (+ 63%), suy thận mạn tính (37%) và bệnh đái tháo đường (+ 9%).
Bên cạnh đó, đại dịch AIDS đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân phía Nam vùng Châu Phi hạ Sahara giảm 5 năm, đi ngược lại những nỗ lực của thế giới.
Bình luận của bạn