Công nghệ VAR và chuyện muôn thủa của trọng tài

Trọng tài Việt Nam vẫn mắc khá nhiều lỗi dù có sự hỗ trợ của công nghệ VAR - Ảnh: Bongdaplus

Hoàng Đức chốt xuống hạng Nhất thi đấu

Nghịch lý chỉ có ở bóng đá Việt Nam

HAGL và Thép Xanh Nam Định: Hai mảng màu đối lập

Phút bù giờ thứ 5 hiệp 2 trận đấu nói trên, đội khách hưởng phạt góc và đưa được bóng vào lưới đội nhà từ cú đánh đầu hiểm hóc của Stones. Trọng tài ban đầu không công nhận bàn thắng vì cho rằng Silva đã phạm lỗi tác động vào thủ môn và đứng ở vị trí việt vị nhưng VAR cung cấp thông tin rằng Silva không hề cản tầm nhìn của thủ môn khi đón quả đánh đầu và bởi VAR chỉ xem xét việt vị hay không, chứ không xem xét pha va chạm. Từ “tư vấn” đó, vị trọng tài đã lập tức “bẻ còi” công nhận bàn thắng cho đội khách!

Có thể rất nhiều người hâm mộ khi xem lại tình huống do VAR cung cấp đều đồng tình với quyết định của trọng tài và nhận ra điều cốt tử rằng, đó chính là lý do VAR tồn tại trên sân cỏ thế giới ít nhất cho đến ngày hôm nay. Bởi nếu nhìn bằng mắt thường rồi ra quyết định không công nhận bàn thắng như ban đầu trên thực tế có vẻ đúng (vì Sliva quả thực bị việt vị, thậm chí còn va chạm với thủ môn). Nhưng khi công nghệ vào cuộc, mọi thứ bỗng trở nên rõ ràng hơn, chính xác hơn khi các góc quay chỉ ra rằng, cú đánh đầu găm thẳng vào cầu môn là một đòn hiểm, chính xác, không thể cản phá nên đích thị đó là một bàn thắng hợp lệ. Và Silva dù việt vị thật nhưng vị trí của cầu thủ này không hề cản trở tầm nhìn thủ môn, cũng không thể tác động nổi để thủ môn mất phương hướng dẫn tới bàn thua.

var

Cũng ở vòng 8 Premier League, hiệp 1 trận đấu Liverpool - Chelsea cũng có tình huống sau tham khảo VAR, trọng tài đã thay đổi quyết định ban đầu dành cho thủ môn Sanchez của Chelsea là phạt thẻ vàng và 1 quả penalty. Đó là tình huống thủ môn lao ra ngăn cản bằng chân tiền đạo đối phương có trúng bóng hay không? VAR chỉ ra rõ ràng việc Sanchez dùng chân cản trúng bóng trước khi đồng thời đốn ngã tiền đạo đối thủ, đồng nghĩa với một pha vào bóng hợp lệ và đương nhiên Chelsea được hưởng quả phát bóng lên và không phải chịu bất cứ hình phạt cá nhân hay tập thể nào. Đây là một quyết định đúng đắn, chính xác sau khi tham khảo VAR, y như trường hợp bàn thắng của Stones nói trên và rất xứng đáng được ủng hộ, cổ vũ.

Vấn đề là trên thực tế lâu nay, không phải cứ có VAR là mọi việc đều trở nên chính xác, đúng đắn như 2 vụ việc vừa nêu. Người ta có lý do để chỉ ra việc trọng tài “tiền hậu bất nhất” ở nơi này, nơi khác, dẫn đến những quyết định khác nhau, gây thiệt thòi cho những đội bóng yếu, chẳng hạn như chính Wolves. Là bởi cũng đội bóng này, cũng tình huống tương tự trong trận gặp West Ham hồi tháng 4/2024 lại không được công nhận bàn thắng? Ai cũng biết, có VAR cung cấp thông tin tham khảo nhưng quyết định cuối cùng là ở trọng tài chính, mà trọng tài chính không phải ai cũng như ai, nhanh nhạy và chính xác, dũng cảm và cầu thị, dám làm dám chịu như nhau, nên cuối cùng sẽ cho ra những quyết định không giống nhau, dù luật rất đơn giản và dễ làm như đã biết.

Vụ bẻ còi đình đám của trọng tài ở tình huống hậu vệ Giáp Tuấn Dương (CLB Công an Hà Nội) đạp 2 chân vào cầu thủ của B.Bình Dương dù đã tham khảo VAR

Vụ bẻ còi đình đám của trọng tài ở tình huống hậu vệ Giáp Tuấn Dương (CLB Công an Hà Nội) đạp 2 chân vào cầu thủ của B.Bình Dương dù đã tham khảo VAR

Nói đến đây lại nhớ chuyện liên quan đến trọng tài Lê Vũ Linh tham khảo VAR tình huống cầu thủ Giáp Tuấn Dương phạm lỗi nặng trong trận đấu Công an Hà Nội gặp B.Bình Dương ở vòng 3, V.League 2024/25 mới đây. Do sử dụng VAR nhà nghèo nên ông Linh phải mất tới 12 phút mới “dám” đưa ra quyết định phạt thẻ vàng hậu vệ Công an Hà Nội. Đáng nói là ngay sau đó, Hội đồng kỷ luật đã “bác” quyết định của trọng tài Linh bằng một quyết định phạt nguội với số tiền 12 triệu đồng, đình chỉ 2 trận đấu kế tiếp đối với Tuấn Dương, đồng thời tạm đình chỉ nhiệm vụ trọng tài Linh từ vòng 4. Trong trường hợp này, VAR trở nên “vô nghĩa” với vị trọng tài vô trách nhiệm, kém bản lĩnh và thực tế cho thấy không xứng đáng cầm còi điều khiển ở V.League! Cũng trong trường hợp này, chuyện muôn thuở yếu kém, bẻ còi rồi chịu kỷ luật công khai lẫn im lặng vẫn lại là chuyện muôn thuở của bóng đá vùng trũng mà chúng ta biết đến không chỉ một đôi lần.

Cần lắm sự công tâm và cải thiện năng lực của các trọng tài V.League để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc dù đã có sự hỗ trợ của VAR - Ảnh: Dantri

Cần lắm sự công tâm và cải thiện năng lực của các trọng tài V.League để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc dù đã có sự hỗ trợ của VAR - Ảnh: Dantri

Câu chuyện VAR nhà giàu, nhà nghèo sẽ còn hiện diện theo từng vòng đấu, trận đấu của bóng đá thế giới và trong nước. Thiết tưởng những bài học quý giá từ việc tham khảo VAR của các giải bóng đá châu Âu nói trên, những tình huống xử lý mẫu mực, kinh điển nói trên sẽ giúp ích nhiều cho các trọng tài về sau. VAR không thể ngay lập tức đưa bóng đá về hoàn hảo và vẫn có người quyết định sau VAR, cao hơn VAR nên chắc chắn vẫn còn ý kiến vào ra, tranh cãi, chưa thống nhất. Nhưng như thế mới là bóng đá, là trái bóng tròn, bóng chưa lăn, bóng đang lăn, bóng ngừng lăn nhưng mọi việc vẫn tiếp diễn không ngừng nghỉ vì vô vàn những câu chuyện lớn bé, vui buồn, thua thắng khác nhau. Và VAR có thể nói đã là một phần của bóng đá, phần chính xác, công bằng, bất ngờ và thú vị của thời công nghệ hiện đại do chính con người sáng tạo nên.

Theo thông tin từ BTC V.League 2024/25, ở vòng 5 diễn ra trong những ngày cuối tuần này sẽ có 6/7 trận đấu được áp dụng công nghệ hỗ trợ VAR. Trận đấu duy nhất không áp dụng VAR là cuộc so tài của SHB Đà Nẵng với Hải Phòng trên sân Hoà Xuân. Người hâm mộ hẳn đang hy vọng với sự hỗ trợ của VAR, các trọng tài sẽ có những quyết định chính xác hơn để tránh cho những cuộc tranh cãi hay những án kỷ luật nguội như những vòng vừa qua.

 
Châu Phú
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe