Vệ sinh răng miệng kém có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tuỵ có thể có nguyên nhân từ vệ sinh răng miệng kém

Triệu chứng ung thư tuyến tụy dễ nhầm với các vấn đề tiêu hóa

2 dấu hiệu ban đầu cảnh báo ung thư tuyến tụy

Vaccine ung thư tuyến tụy cho kết quả ban đầu đầy hứa hẹn

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến tụy ở phụ nữ

Các yếu tố nguy cơ liên quan ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là một cơ quan nằm ở vùng bụng phía sau dạ dày, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi các tế bào trong tuyến tụy gia tăng không kiểm soát, chúng có thể hình thành các khối u, dẫn đến ung thư tuyến tụy. Bác sĩ Kunjal Patel chuyên khoa ung thư, tại Neuberg Center for Genomic Medicine (Ấn Độ) cho biết các yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư tuyến tụy gồm:

Người béo phì có nguy cơ bị ung thư tuyến tuỵ

Người béo phì có nguy cơ bị ung thư tuyến tuỵ

  • Hút thuốc
  • Viêm tuỵ mạn tính
  • Bệnh đái tháo đường
  • Béo phì
  • Tiền sử gia đình
  • Một số đột biến gen
  • Người trên 60 tuổi
  • Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
  • Lạm dụng rượu bia

Ngoài ra, bác sĩ còn đề cập việc tiếp xúc với hóa chất và kim loại nặng như beta-naphthylamine, benzidine, thuốc bảo vệ thực vật (pesticides), amiăng (asbestos) và benzene cũng có thể gây ra nguy cơ ung thư tuyến tụy.

Hơn nữa, một phân tích tổng hợp gồm 22 nghiên cứu với 8.091 bệnh nhân ung thư tuyến tụy cho thấy những người ít hoạt động thể chất có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tụy cao hơn so với những người thường xuyên hoạt động thể chất.

Vệ sinh răng miệng kém có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy?

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng sức khỏe răng miệng kém có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy. Một nghiên cứu năm 2019 đăng trên tạp chí của Hiệp hội Tiêu hóa Anh (British Society of Gastroenterology) phát hiện, các u nang có nguy cơ cao trở thành ung thư chứa nhiều DNA vi khuẩn và một loại vi khuẩn từ miệng. Điều này cho thấy vi khuẩn trong miệng có thể có liên quan đến sự phát triển của ung thư tuyến tụy.

Một nghiên cứu khác đăng trên Tạp chí Ung thư của Anh (British Journal of Cancer) đã nghiên cứu một loại protein vi khuẩn (Td-CTLP) có trong bệnh về nướu và mối liên hệ của nó với các bệnh ung thư khác trong hệ tiêu hóa. Các nhà nghiên cứu tìm thấy Td-CTLP trong hầu hết các mẫu khối u đường tiêu hóa mà họ kiểm tra. Td-CTLP có khả năng kích hoạt các enzyme (enzyme gây phá vỡ các mô). Khi đó, cơ thể sản sinh các protein để chống lại hiện tượng này, tuy nhiên Td-CTLP cũng có cơ chế làm vô hiệu hoá protein này.

Vi khuẩn Porphyromonas gingivalis có thể là tác nhân gây các bệnh ung thư

Vi khuẩn Porphyromonas gingivalis có thể là tác nhân gây các bệnh ung thư

Một nghiên cứu gần đây, năm 2020, đăng trên tạp chí Ung thư (Cancers) đã tìm hiểu loại vi khuẩn trong miệng là Porphyromonas gingivalis có thể liên quan gì đến ung thư tuyến tụy. Họ phát hiện, vi khuẩn này có thể sống bên trong các tế bào ung thư tuyến tụy và làm cho các tế bào này phát triển nhanh hơn.

Theo bác sĩ Patel, Porphyromonas gingivalis là một trong những loại vi khuẩn gây hại đường miệng phổ biến nhất và có liên quan chặt chẽ đến bệnh viêm nha chu. Dù cần nhiều nghiên cứu hơn để có kết luận chắc chắn, nhưng việc giữ vệ sinh răng miệng là điều nên làm để phòng bệnh.

Tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng đúng cách

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, đánh răng thường xuyên hai lần/ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng là những bước quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn cũng nên súc miệng sau bữa ăn, khám nha khoa định kỳ, ít nhất một lần/năm, thực hiện chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Onlymyhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa