Vì sao ngày Đông ngủ không muốn dậy?

Chúng ta thường muốn ngủ nhiều hơn vào mùa Đông

Ngủ nhiều cũng "xấu" như hút thuốc, uống rượu

Ngủ nhiều = chết sớm?

Giấc ngủ có thể gây ra... đột quỵ!

Tăng nguy cơ đột quỵ do ngủ nhiều

Thiếu ánh sáng

Khi ánh sáng ngoài trời giảm, cơ thể sẽ giải phóng melatonin, loại hormone có tác dụng thông báo đã đến giờ đi ngủ. Vào mùa Đông, mặt trời lặn sớm khiến quá trình giải phóng melatonin bị đẩy lên khiến bạn bị rối loạn giấc ngủ. Việc thiếu ánh sáng tự nhiên trong mùa Đông còn có thể khiến bạn mắc bệnh trầm cảm theo mùa.

Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bằng việc đi bộ ngoài trời trong giờ ăn trưa là cách tốt nhất giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Cơ thể quá ấm

Thời tiết lạnh khiến chúng ta chỉ muốn cuộn mình trong chăn ấm. Cơ thể hạ nhiệt khi nằm, tăng nhiệt khi tỉnh dậy vì thế chúng ta chỉ muốn nằm mãi trong chăn và chẳng muốn thức dậy. Tuy nhiên, việc đắp quá nhiều chăn sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm, khiến chất lượng giấc ngủ càng giảm.

Chế độ dinh dưỡng thay đổi

Vào mùa Đông, chúng ta có xu hướng ăn nhiều hơn. Thế nhưng, ăn quá gần giờ đi ngủ làm bạn dễ tỉnh giấc giữa chừng, rối loạn giấc ngủ khiến bạn luôn trong trạng thái thèm ngủ. Ngoài ra, ăn nhiều vào buổi tối sẽ dẫn đến ợ nóng, tăng cân cùng chứng ngưng thở khi ngủ, khiến bạn khó có thể ngon giấc và liên tục mệt mỏi trong ngày.

Stress

Mùa Đông cũng là mùa của các lễ hội và là dịp tụ họp bạn bè, gia đình, cùng với đó chính là vấn đề kinh tế khiến không ít người bị stress. Căng thẳng quá độ sẽ dẫn đến mất ngủ và khiến bạn có thói quen ngủ bù vào cuối tuần, đặc biệt là thời tiết mùa Đông càng khiến chúng ta không muốn tỉnh giấc, đây là thói quen cực kỳ có hại.

Để cải thiện, hãy thức dậy và đi ngủ vào giờ cố định, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi đầy đủ hơn.


Trần Ngọc H+ (Theo Mensfitness)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp