Biện pháp phòng ngừa viêm amidan trong thời tiết giao mùa

Viêm amidan ở trẻ nhỏ dễ tái phát mỗi khi thời tiết thay đổi

Các triệu chứng viêm amidan đáy lưỡi và cách đối phó hiệu quả

Tại sao trẻ viêm amidan bị ho nhiều và cách đối phó?

Cách đối phó viêm amidan nôn trớ ở trẻ

Viêm amidan quá phát độ 4 phải làm sao?

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh viêm amidan thường gặp

Amidan là hai hạch bạch huyết ở hai bên cổ họng, có nhiệm vụ như hàng rào đầu tiên chống lại sự tấn công của virus và mầm bệnh vào cơ thể qua đường miệng. Viêm amidan cấp tính chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 5-15 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm amidan thường gặp là do virus cúm, sởi, ho gà hoặc một số vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu… Bệnh dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khí ô nhiễm do khói bụi, điều kiện sinh hoạt đảm bảo, sức đề kháng kém. Đặc điểm cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe kẽ, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển. Người có sẵn các ổ viêm nhiễm ở họng, miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang… cũng có nguy cơ viêm amidan cao hơn.

Triệu chứng viêm amidan tương tự các bệnh viêm mũi họng phổ biến khác: Đau họng, nuốt vướng, sốt, amidan sưng hoặc đỏ (đôi khi có chấm mủ trắng), sưng hạch bạch huyết, hơi thở có mùi hôi.

Bệnh viêm amidan không có tính chất truyền nhiễm. Dù vậy, các virus và vi khuẩn gây bệnh lại dễ dàng lây qua các giọt tiết khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm amidan khi thay đổi thời tiết?

Giữ vệ sinh răng miệng tốt là biện pháp cần thiết để phòng ngừa viêm amidan

Giữ vệ sinh răng miệng tốt là biện pháp cần thiết để phòng ngừa viêm amidan

Viêm amidan cấp tính do virus có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Trong thời gian đó, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp sinh hoạt lành mạnh để giúp giảm nhẹ triệu chứng như: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, súc miệng nước muối ấm, nhỏ mũi bằng dung dịch sát trùng, bổ sung các yếu tố vi lượng và vitamin để tăng sức đề kháng. Việc dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc ho nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan do nhiễm khuẩn có thể kéo dài trên 10 ngày. Người bệnh chỉ dùng thuốc kháng sinh khi bác sĩ kê đơn, tuân thủ liều lượng để tránh nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm.   

Nếu không điều trị dứt điểm, viêm amidan có thể trở thành bệnh mạn tính, gây ra ổ viêm và các biến chứng nguy hiểm (khó thở, khó nuốt…). Khi đó, người bệnh cần phẫu thuật cắt amidan.

Để ngăn ngừa viêm amidan tái phát nhiều lần, mọi người nên chủ động giữ vệ sinh môi trường sống, nhất là khi bị suy giảm miễn dịch và có cơ địa dị ứng. Trong thời tiết giao mùa Thu Đông như hiện nay, cần chủ động giữ ấm cơ thể, súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn vùng họng.

Người lớn và trẻ em đều cần giữ ấm cơ thể, nhất là vùng đầu và họng, tránh bật quạt hay điều hòa hướng thẳng vào mặt khi ngủ. Về dinh dưỡng, nên bổ sung nhiều nước, thực phẩm giàu vitamin C và vi chất cần thiết cho hệ miễn dịch. Cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ngoài đường.    

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp