Viêm gan B có liên quan đến bệnh đái tháo đường?

Tỷ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân gan mạn tính chiếm khoảng 18-71%

Podcast: Nguy cơ ung thư gan do tự ý dừng thuốc điều trị viêm gan B

Bị viêm gan cấp, men gan tăng 250 lần do uống 20 ly champagne

Giảm “gánh nặng” do viêm gan B, C

Phát hiện mới: Viêm gan bí ẩn có thể là biến chứng của hậu COVID-19

Viêm gan B là gì?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (Hepatitis B Virus - HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến chức năng gan, có thể gây suy gan, xơ gan, ung thư gan và dẫn đến tử vong. Virus viêm gan B có cơ chế lây nhiễm giống với virus HIV. Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng biệt virus viêm gan B được cảnh báo là còn nguy hiểm hơn cả virus HIV.

Nếu như virus HIV không thể tồn tại lâu ngoài cơ thể và không thể lây nhiễm trong môi trường tự nhiên thì virus viêm gan B có thể sống ở ngoài tự nhiên ít nhất 7 ngày và trong thời gian này virus vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể người không được vaccine bảo vệ.

Cũng giống như virus HIV, virus viêm gan B lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2019, có gần 300 triệu người đang chung sống với bệnh viêm gan B mạn tính.

Có bao nhiêu loại viêm gan?

Có nhiều loại virus gây viêm gan bao gồm Virus viêm gan A (HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV), G(HGV), ngoài ra còn có một số virus cũng làm tổn thương gan nhưng không được xếp vào loại virus hướng gan như Cytomegalovirus (CMV, virus herpes người type 5), Epstein-Barr (EBV, virus herpes type 4),... trong đó Virus A, B, C là hay gặp nhất. Bệnh nhân viêm gan có thể do 1 loại virus hay đồng nhiễm hai hoặc 3 loại virus khác nhau gây ra.

Viêm gan B có liên quan đến bệnh đái tháo đường không?

Theo Tiến sĩ Akash Shukla, Giám đốc và Chuyên gia Tư vấn về Gan, Bệnh viện và Trung tâm Nghiên cứu của Tổ chức Sir H.N. Reliance, Mumbai, Ấn Độ, viêm gan B tự nó không thể gây ra không thể gây ra bệnh đái tháo đường. Mặc dù trong một vài nghiên cứu, người ta thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn ở những người mắc bệnh viêm gan B, nhưng không có cơ chế trực tiếp nào khiến viêm gan B có thể gây ra bệnh đái tháo đường được tìm thấy.

Mặt khác, bệnh viêm gan C có thể khiến một người mắc bệnh đái tháo đường. Với bệnh viêm gan C, đặc biệt là kiểu gen 3, có thể gây ra sự lắng đọng chất béo trong gan (gan nhiễm mỡ) và cũng trực tiếp gây ra sự phát triển của tình trạng kháng insulin và do đó, nó có thể làm tăng khả năng mắc bệnh đái tháo đường.

Lời khuyên cho những người mắc bệnh đái tháo đường và viêm gan

Việc quản lý bệnh đái tháo đường ở bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính đang là một thách thức đối với các bác sĩ chuyên khoa nội tiếttiêu hóa. Bởi gan là nơi chuyển hóa chính của hầu hết các thuốc đái tháo đường. Hơn nữa, bệnh gan mạn tính có liên quan đến các biến chứng như suy giảm chức năng thận, nhiễm acid lactic và hạ đường huyết.

Vì vậy, để quản lý bệnh đái tháo đường, cần phải lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Nếu bạn vừa mắc bệnh viêm gan vừa mắc bệnh đái tháo đường thì càng phải cẩn thận hơn. Dưới đây là những gì bạn nên làm:

- Duy trì lối sống lành mạnh.

- Kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể.

- Kiểm soát lượng cholesterol của bạn.

- Kiểm soát huyết áp.

- Kiểm soát cân nặng của bạn.

- Cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp