Viên uống chống nắng có thực sự là “bảo bối” làm đẹp?

Có nên bổ sung viên uống chống nắng vào chu trình chăm sóc da mùa Hè?

Dùng viên uống chống nắng vẫn cần dùng kem chống nắng?

Dùng kem chống nắng dạng xịt sao cho hiệu quả?

4 lưu ý để dùng kem chống nắng an toàn, hiệu quả hơn

6 điều bạn nên nắm rõ trước khi sử dụng kem chống nắng

Cơ chế hoạt động của viên uống chống nắng

Trước nhu cầu bảo vệ làn da trong mùa Hè, trên thị trường có vô vàn sản phẩm chống nắng, từ trang phục chống nắng đến kem, gel thoa ngoài da. Đặc biệt, viên uống chống nắng là sản phẩm được nhiều chị em săn đón.

So với kem chống nắng phải thoa lại trên da nhiều lần, có thể gây dị ứng, nổi mụn, viên chống nắng dạng uống hứa hẹn đem lại nhiều tiện ích. Nhiều người bán còn quảng cáo rằng, chỉ cần uống viên chống nắng trước khi ra ngoài 30-60 phút là có thể tự tin hoạt động ngoài trời mà không cần biện pháp chống nắng nào khác.

Sản phẩm chống nắng dạng uống thường có nguồn gốc từ nước ngoài, do đó chiếm được lòng tin của nhiều người tiêu dùng ưa hàng nhập khẩu. Thành phần chính của các viên uống chống nắng thường là các chất chống oxy hóa như lycopene, vitamin C, chiết xuất trà xanh... Các chất này được cho là có tác dụng ngăn ngừa các gốc tự do hình thành khi làn da tiếp xúc với tia cực tím (UVA và UVB) trong ánh nắng mặt trời.

Tác động của tia UVA và UVB tron` g ánh nắng đến làn da

Một số sản phẩm khác lại chứa chiết xuất lá cây Polypodium leuctomos, một giống dương xỉ mọc ở Trung và Nam Mỹ. Kết quả một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chứng tỏ rằng, chiết xuất dương xỉ làm tăng thời gian chịu đựng chống bỏng của da khi tiếp xúc với tia UVB.

Thực chất, chiết xuất dương xỉ chỉ có thể làm giảm độ nhạy cảm và triệu chứng đỏ da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trong khi UVB gây đỏ rát, cháy nắng, UVA mới là tác nhân dẫn tới tình trạng lão hóa sớm, tăng sắc tố da và làm tăng nguy cơ ung thư da.

Viên uống chống nắng có thay thế được kem chống nắng?

Viên uống chống nắng không thể thay thế biện pháp che chắn, đội mũ rộng vành và thoa kem chống nắng

Khác với viên uống chống nắng, kem chống nắng (xịt chống nắng) bảo vệ làn da bằng cách tạo ra lớp màng bảo vệ hoặc phản xạ lại các tia cực tím, từ đó giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời. Trang phục che chắn, áo chống nắng cũng giúp hạn chế tia UV tiếp xúc với da.

Do đó, nếu chỉ uống viên uống chống nắng mà không sử dụng thêm các biện pháp khác, cơ thể bạn sẽ phải tiếp nhận một lượng bức xạ rất lớn, làm tăng nguy cơ cháy nắng, da sạm đen, thậm chí là ung thư da. Đặc biệt, viên uống chống nắng không thể làm trắng da hay đảo ngược các tác động tiêu cực của tia cực tím đến làn da. 

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sử dụng viên uống chống nắng không thể thay thế các biện pháp chống nắng truyền thống như thoa kem chống nắng. Năm 2018, cơ quan này đã cảnh báo về 4 sản phẩm viên uống chống nắng đang được quảng cáo thổi phồng công dụng, khiến người tiêu dùng lầm tưởng rằng thực phẩm chức năng có thể ngăn ngừa cháy nắng, lão hóa sớm do ánh nắng hay ngăn ngừa ung thư da.

Để bảo vệ làn da trong mùa Hè, các chuyên gia da liễu khuyến nghị sử dụng kem chống nắng quang phổ rộng (chống được cả tia UVA và UVB), có chỉ số SPF 30 trở lên. Sau 2 tiếng hoặc sau khi bơi, đổ mồ hôi, bạn cũng cần thoa lại để làn da được bảo vệ tối ưu nhất.

Kết hợp với biện pháp trên, người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm chức năng như viên uống chống nắng để hỗ trợ bảo vệ làn da trong thời tiết mùa Hè.

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp