Dùng lá xông đúng cách để giải cảm hiệu quả

Nguyên liệu xông là những loại lá thông dụng dễ kiếm.

Trường hợp nào không nên xông lá?

Giúp trẻ tránh xa virus cúm mùa khi thời tiết ẩm ướt

Video: Cảm cúm ư? Chuyện nhỏ!

Trồng hành tây trong cốc nước vừa đẹp vừa phòng cảm cúm cho con

Khi nào nên xông lá trị cảm

Xông hơi bằng lá là phương pháp dân gian rất phổ biến để giải cảm, trị bệnh dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hội. Xông hơi thường dùng trong những trường hợp thông thường như cảm mạo.

Khi xông hơi, cơ thể sẽ tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại vi. Đây là một cách đơn giản, hữu hiệu không những giúp cơ thể giải cảm mà còn một số tác dụng khác như tiêu thủng tán thấp (chống phù nề), giải độc cơ thể…

Xông hơi bằng lá là phương pháp dân gian rất phổ biến để giải cảm

Theo ông Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, muốn xông hơi bằng lá, người bệnh cần phải thực hiện đúng cách. Đầu tiên là chọn lá. Theo kinh nghiệm dân gian thì để có một nồi lá xông, cần chọn các loại lá thơm có tinh dầu mang tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng... Trong đó, thông dụng nhất là lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ, hương nhu, ngải cứu...

Cách nấu và tiến hành xông như thế nào?

Các loại lá mua về cần được rửa sạch trước khi cho vào xoong đổ vừa nước và đun sôi lên. Phòng xông cần đủ kín, tránh gió lùa. Đặt nồi xông trên giường, bệnh nhân trùm kín chăn ngồi xông từ 15 – 20 phút. Khi xông cần ngẩng cao đầu, nghiêng sang một bên để tránh hơi nước nóng phả mạnh vào mặt. Đặt nồi nước xông trước mặt trùm kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra. Bệnh nhân già yếu, người có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể… khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai, tránh cho người bệnh về già.  Khi đã thoát được mồ hôi, bệnh nhân dùng khăn lông sạch lau khô người rồi mặc quần áo mới.

Khi bị cúm chỉ cần xông 1 - 2 lần không nên xông nhiều

Làm sao để xông lá hiệu quả

Theo ông Đinh Công Bảy, trị cảm bằng cách xông lá cho hiệu quả cao, ít tốn kém. Tuy nhiên, cần lưu ý các vấn đề sau:

- Người bệnh cảm cúm chỉ cần xông 1 - 2 lần. 

- Không nên xông quá nhiều sẽ gây mất nước, gây ra các tác hại khác.

- Không xông đối với trường hợp cảm nắng, có triệu chứng ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn

- Người bị tăng huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em dưới 12 tuổi… không nên xông hơi, xông lá.

- Trước khi xông hơi cần làm sạch cơ thể. Không tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại, không thoát được nước dẫn đến khí huyết không lưu thông.

- Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám ở cơ sở y tế.

Việc tự điều trị xông tại nhà rất dễ gặp nguy hiểm nếu người bệnh không biết rõ tình trạng sức khỏe của mình. Trước khi xông chúng ta phải kiểm tra huyết áp, nhịp tim để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian xông cho phù hợp với thể trạng từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ phương tiện đánh giá và kiểm soát tình trạng sức khoẻ của mình mà đều bỏ qua các bước quan trọng này nên người xông có thể gặp rủi ro.

Các chuyên gia Đông y khuyến cáo “Nếu cảm cúm, đau mỏi nên đến các cơ sở uy tín để trị liệu xông hơi bằng lá thuốc và có sự kiểm tra, tư vấn của bác sỹ. Cần làm sạch cơ thể trước khi vào phòng xông, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại không thoát được nước dẫn đến dễ bị cảm, khí huyết lưu thông chậm".

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp