7 yếu tố giúp "hô biến" kích thước vòng 1

Vòng 1 không phải là bất biến, nó có thể thay đổi kích thước trong suốt cuộc đời

Đoán bệnh qua sự thay đổi của vòng 1

6 điều nên làm để vòng 1 luôn khỏe mạnh

7 bài tập đơn giản giúp bạn có vòng 1 căng tròn và săn chắc

5 tư thế yoga giúp bạn có được vòng 1 quyến rũ

Dưới đây là những yếu tố lớn nhất quyết định kích thước của vòng 1:

1. Gene

Giống như việc giúp quyết định màu tóc, màu da, chiều cao của bạn và một loạt các đặc điểm khác, gene cũng có một số tác động đến kích thước vòng 1 của bạn. Có bà hay mẹ sở hữu vòng 1 đầy đặn không không đảm bảo rằng bạn cũng sẽ có vòng 1 như thế, nhưng bạn sẽ có cơ hội sở hữu gò bồng đảo căng tròn nhiều hơn so với những người có bà hay mẹ ngực “lép”.

2. Cân nặng

Vú là một bộ phận cơ thể cực kỳ phức tạp, chúng được tạo thành từ mô liên kết, tia, tuyến sữa và mô mỡ. Số lượng các mô này khác nhau ở mỗi người. Một số người có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ và ngược lại. Theo chuyên gia sức khỏe phụ nữ Sherry Ross, hiện đang công tác tại Trung tâm Y tế Providence Saint John (Mỹ), nếu vòng 1 của bạn chứa nhiều mô mỡ hơn, bạn có thể thấy sự khác biệt về kích thước ngực khi tăng hoặc giảm cân.

3. Thói quen tập luyện

Đây thực sự là tin vui cho những người muốn cải thiện số đo vòng 1. Theo Albert Matheny, chuyên gia dinh dưỡng của tổ chức SoHo Strength Lab và Promix Nutrition (Mỹ), thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ ngực (hay còn gọi là pec - 4 cơ chính nằm phía sau mô vú) có thể giúp vòng 1 phát triển hơn.

4. Kỳ kinh

Kích thước, kết cấu và hình dạng của vòng 1 có thể thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Trong nửa đầu của chu kỳ, cơ thể chị em sản xuất estrogen, đây là loại hormone nữ giúp rụng trứng và kích thích các tia sữa trong vú. Nhưng trong nửa sau của chu kỳ (khi bạn đến gần thời điểm “rụng dâu”), hormone progesterone sẽ kích thích sự hình thành các tuyến sữa, gây sưng và có thể hơi đau. Lúc này, vòng 1 của bạn có thể to hơn một chút. Sau đó, chúng sẽ trở lại kích thước và kết cấu bình thường.

5. Tránh thai nội tiết

Tránh thai bằng nội tiết là phương pháp sử dụng hormone để điều chỉnh quá trình rụng trứng, phổ biến nhất là thuốc uống, tiêm thuốc và đặt vòng tránh thai. Chuyên gia sức khỏe phụ nữ người Mỹ Jennifer Wider cho hay chúng có thể tác động đến kích thước vòng 1, estrogen và progesterone trong các phương pháp tránh thai nội tiết gây ra phù nề hoặc giữ nước, có thể khiến vòng 1 đột nhiên lớn hơn, nhưng điều này không kéo dài.

6. Mang thai và sau sinh

Kích thước vòng 1 của bạn sẽ tăng vượt trội khi mang thai nhờ sự thay đổi hormone, đặc biệt là sự gia tăng của progesterone. Mặc dù vú đã sẵn có các tia sữa, nhưng progesterone vẫn giúp cơ thể bạn sản xuất thêm nhiều tia và tiểu thùy hơn để sẵn sàng sản xuất sữa mẹ.

Vào tháng thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, vú của bạn hoàn toàn có khả năng sản xuất sữa.

Sau khi sinh con và cho con bú, vú của bạn vẫn tiếp tục tăng kích thước. Nhưng nó thường trở lại bình thường vào khoảng 3 đến 6 tháng sau khi bạn ngừng cho con bú. Hình dạng và kích thước vú của một số người sẽ thay đổi rõ rệt sau nhiều lần sinh nở và cho con bú.

7. Tuổi tác

Ở độ tuổi mãn kinh, sự thay đổi nội tiết tố có tác động đến kích thước và hình dạng của vòng 1. Khi nồng độ estrogen giảm, các mô liên kết trong vú sẽ bị mất nước và mất tính đàn hồi. Ngoài ra, các mô vú sẽ ngừng nhiệm vụ tạo sữa và bắt đầu co lại một chút. Vòng 1 có thể trở nên kém săn chắc và chảy xệ hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường.

Lưu ý: Trong một số trường hợp nhất định, sự thay đổi kích thước vòng 1 đột ngột cùng những triệu chứng bất thường trên vú có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, như khối u hoặc ung thư vú. Hãy đi khám ngay để xác định nguyên nhân.
Biết Tuốt H+ (Theo Self)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp