Thói quen ngủ của bạn ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?

Thói quen ngủ có ảnh hưởng không hề nhỏ tới sức khỏe

Ngủ có thể gây nghiện?

Sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn?

5 thực phẩm giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn

4 thực phẩm và đồ uống ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn

4 thói quen ngủ phổ biến

Các nhà khoa học tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) mới đây đã thực hiện nghiên cứu nhằm giúp tìm ra thói quen ngủ và ảnh hưởng của chúng tới sức khỏe. Dữ liệu được thu thập từ hơn 3.600 người Mỹ ở tuổi trung niên trong vòng 10 năm. Người tham gia có 2 lần báo cáo thông tin về tình trạng bệnh lý nền, các thông số về giấc ngủ như thời lượng, tần suất, hiệu quả và cảm giác thỏa mãn sau khi ngủ…

Dựa trên các dữ liệu này, các nhà khoa học đã phân loại họ thành 4 nhóm với thói quen ngủ khác nhau:

- Nhóm người ngủ tốt: Đây là nhóm có thói quen ngủ lý tưởng nhất, ngủ đủ giấc và giấc ngủ đều đặn hàng ngày.

- Nhóm ngủ bù vào cuối tuần: Đây là những người thường thiếu ngủ, có giấc ngủ thất thường trong những ngày làm việc, nhưng lại ngủ nhiều hơn trong ngày nghỉ.

- Nhóm mất ngủ: Gồm những người có giấc ngủ ngắn và uể oải vào ban ngày.

- Nhóm “ngủ ngày”: Những người có giấc ngủ tốt về đêm, nhưng thường xuyên ngủ trưa hoặc chợp mắt vào ban ngày.

Buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ

Buồn ngủ quá mức vào ban ngày có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về giấc ngủ

Trong suốt thời gian khảo sát kéo dài 10 năm, thói quen ngủ của người tham gia đa phần không thay đổi. Theo TS. Soomi Lee – tác giả nghiên cứu, điều này cho thấy việc thay đổi thói quen ngủ không hề dễ dàng, khi sức khỏe giấc ngủ gắn liền với lối sống của chúng ta. Ngoài ra, cũng chưa có nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của giấc ngủ.

Thói quen ngủ nói lên điều gì về sức khỏe?

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, người thường xuyên mất ngủ dễ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạchtrầm cảm. Nguy cơ ở người hay “ngủ ngày” cũng tăng cao, dù không bằng nhóm người bị mất ngủ.

Trước đó, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ tối ưu đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ. Theo TS. Lee, giấc ngủ là cơ hội “cho não bộ tái phục hồi”, đồng thời loại bỏ các chất độc tích tụ trong não.

Việc chợp mắt quá nhiều lần trong ngày cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề về giấc ngủ khác như: Ngủ không ngon, ngủ chưa đủ giấc về đêm. Nếu bạn bỗng nhiên buồn ngủ vào ban ngày dù chưa từng có thói quen ngủ trưa, hãy xem xét lại lịch ngủ của mình.

Ngủ nướng vào cuối tuần cũng không phải thói quen lý tưởng. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến nghị nên duy trì lịch thức ngủ đều đặn vào tất cả các ngày trong tuần.

Biện pháp cải thiện thói quen ngủ

Người trưởng thành cần cố gắng ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Dù có lịch trình công việc bận rộn, bạn nên dành ra vài phút trước giờ ngủ để thư giãn. Thiền định, đọc sách, tắm nước ấm, cắt giảm caffeine và đồ uống có cồn… là một vài gợi ý giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn. Hạn chế học tập, làm việc hoặc nhìn vào các thiết bị màn hình đến tận khi phải lên giường.

Nếu các mẹo trên không đem lại hiệu quả, hoặc bạn ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi, hãy trao đổi kỹ với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và can thiệp kịp thời.

 
Quỳnh Trang (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp