Đây chính là “thủ phạm” hàng đầu khiến bạn bị trễ kinh

Không ít bạn gái lo lắng vì bị trễ kinh mà không rõ nguyên nhân

Nguyên nhân nào khiến chị em chậm kinh dù không có thai?

17 dấu hiệu mang thai sớm, trước khi chậm kinh

Lý do nào khiến bạn chậm kinh dù không có thai?

5 triệu chứng chị em cần đi khám phụ khoa ngay

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khi chị em nhận thấy mình bị chậm kinh đó là do mang thai. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý do khác, đặc biệt với những ai chưa lập gia đình thì chậm kinh có thể do một số nguyên nhân nguy hiểm khác.

Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thế nào?

Khi gặp phải những vấn đề căng thẳng, bất an, stress, lo lắng… trong công việc, gia đình phụ nữ dễ gặp phải nhiều vấn đề đối với sức khỏe, trong đó có hiện tượng chậm kinh. Hệ thần kinh khi bị ảnh hưởng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra các hormone cortisoladrenalin với hàm lượng cao hơn mức bình thường. Đây là hai loại hormone có tác động đến quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ estrogenprogesterone.

Các loại hormone này đều làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt thường gặp các vấn đề như chậm kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí không có kinh trong một thời gian dài.

Rối loạn nội tiết

Rối loạn buồng trứng đa nang (PCOD) và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là những lý do phổ biến khiến phụ nữ không có kinh hàng tháng hoặc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn mức trung bình.

Các vấn đề về nội tiết tố như PCOS và PCOD phát sinh khi u nang hình thành trên buồng trứng do mất cân bằng nội tiết tố. Một số phụ nữ có thể sản xuất dư thừa nội tiết tố nam là androgen, làm gián đoạn kinh nguyệt và gây ra các vấn đề về khả năng sinh sản. Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ sẽ giúp đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp bản chất là cung cấp hormone nữ giới với nồng độ cao, từ đó ức chế, ngăn cho trứng rụng. Do vậy, việc sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp liên tục trong một thời gian sẽ làm thay đổi hormone, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, gây rối loạn kinh nguyệt.

Cân nặng thay đổi đột ngột

Không ít chị em vì muốn mình có một vòng eo lý tưởng nên thực hiện chế độ ăn kiêng, nhịn ăn hàng ngày. Tuy nhiên, đây là một việc sai lầm vì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt.

Khi tăng cân hoặc giảm cân đột ngột, các hormone cơ thể thay đổi, bao gồm cả hormone sinh dục nữ tác động đến chu kỳ kinh nguyệt gây hiện tượng chậm kinh. Trong trường hợp này nếu cân nặng ổn định kinh nguyệt có thể tự trở lại bình thường.

Các bệnh mạn tính hoặc chấn thương

Những người mắc các bệnh viêm nhiễm, đái tháo đường, bệnh celiac và một số vấn đề về đường ruột có nguy cơ cao bị thiếu hụt, mất cân bằng nội tiết tố dẫn đến các vấn đề về kinh nguyệt. Trải qua chấn thương hoặc căng thẳng dữ dội cũng có thể khiến cơ thể bỏ qua hoặc trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt.

Mãn kinh sớm

Giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ rơi vào khoảng sau 42 tuổi. Đây là lúc cơ thể bắt đầu tạo ra ít estrogen hơn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Mãn kinh sớm là khi phụ nữ ngừng kinh nguyệt ở độ tuổi trước 40. Một số thủ thuật y học như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị ở vùng bụng hoặc xương chậu có thể khiến bạn nhanh đến giai đoạn mãn kinh hơn.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp của cơ thể điều chỉnh sự trao đổi chất, kích thích nội tiết tố và cả hệ thống sinh sản. Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức có thể khiến phụ nữ bị trễ kinh bất thường. Mặc dù các loại thuốc tuyến giáp thường giúp làm giảm các vấn đề, nhưng mức độ và các triệu chứng của tuyến giáp cần được kiểm tra thường xuyên.

Lê Tuyết H+ (Theo Timesofindia.indiatimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp