Cách điều trị bệnh viêm phế quản tại nhà
Trẻ hay bị viêm phế quản tái phát nên điều trị thế nào?
Những câu hỏi thường gặp về viêm phế quản
Trẻ hay viêm phế quản tái phát nên áp dụng ngay cách này
Trẻ viêm họng, viêm phế quản nhiều cần phòng ngừa thế nào?
Viêm phế quản là hiện tượng viêm sưng hay nhiễm trùng ống phế quản giữa mũi và phổi. Các triệu chứng của viêm phế quản như ho có chất nhầy, đau họng, nhức đầu, thở khò khè, đau nhức cơ thể, mũi và xoang bị tắc nghẽn, sốt thấp…
Dưới đây là một số cách khắc phục viêm phế quản tại nhà hiệu quả:
Dùng tỏi
Tỏi có công dụng rất tốt trong điều trị viêm phế quản
Tỏi không chỉ là gia vị tăng độ ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng cho món ăn mà còn là vị thuốc sử dụng chữa rất nhiều bệnh, trong đó có viêm phế quản. Hợp chất allicin - hợp chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, tiêu diệt và ức chế vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Vì vậy, sử dụng tỏi trong chữa viêm phế quản sẽ giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Cách dùng
- Người bệnh mỗi ngày ăn 1-2 tép tỏi sống (đã bóc sạch vỏ trắng). Sau một thời gian ăn tỏi tình trạng bệnh sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
- Nếu không ăn được tỏi sống bạn có thể dùng trong chế biến món ăn như rau bí xào tỏi, bò xào tỏi, xu xu xào tỏi…
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Súc miệng bằng nước muối có thể làm dịu cơn đau, rát họng và giúp phá vỡ chất nhầy bao phủ trong cổ họng.
Cách dùng
- Hòa tan 1 muỗng cà phê muối trong cốc nước ấm.
- Súc miệng bằng nước muối, khi súc miệng nên nghiêng cổ về sau để nước muối có thể tiếp xúc sâu vào phía trong.
- Lặp lại nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mật ong và chanh
Uống chanh và mật ong giúp chữa bệnh viêm phế quản hiệu quả
Mật ong có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Sử dụng mật ong chữa viêm phế quản sẽ ngăn chặn, ức chế sự sinh sôi và phát triển của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Đồng thời, giảm nhanh các triệu chứng ho, đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, chanh chứa các vitamin cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và có thể giúp điều trị viêm phế quản rất tốt.
Cách dùng
- Đổ một cốc nước vào nồi đun sôi.
- Cho nước cốt chanh, khuấy đều.
- Sau đó thêm 1 thìa cà phê mật ong vào và thưởng thức.
- Nên uống 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng đạt kết quả.
Trà gừng
Tác dụng của gừng rất phong phú
Gừng có chứa hợp chất gingerol có chứa các đặc tính chống viêm rất tốt. Vì thế nước gừng sẽ giúp giảm đau họng nhanh chóng và hiệu quả.
Cách dùng
- Pha cốc trà nóng thêm chút gừng đã được giã dập hoặc băm nhuyễn vào.
- Sau đó, khuấy đều lên và uống.
- Nên uống 2-3 lần/ngày để tình trạng đau họng thuyên giảm.
Ngoài ra, bạn có thể ăn gừng sống hoặc thêm vào thức ăn.
Củ nghệ
Nghệ giúp chống nhiễm trùng đường hô hấp, cải thiện viêm phế quản
Theo nghiên cứu năm 2011 cho thấy, nghệ có đặc tính kháng viêm và tăng hoạt động của chất chống oxy hóa. Giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, đồng thời giảm kích ứng, cải thiện tình trạng ho do viêm phế quản.
Cách dùng
- Hòa tan 1 muống cà phê bột nghệ vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống.
- Hoặc bạn cũng có thể dùng bột nghệ để chế biến món ăn.
Thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản:
- Không nên hút thuốc lá.
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, độc hại.
- Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Sử dụng máy tạo ẩm để làm ấm và ẩm không khí trong nhà.
- Cân bằng thời gian giữa nghỉ ngơi và làm việc, tránh stress.
Bình luận của bạn