Hãy thử dùng tinh dầu, ngâm mình trong bồn tắm… mỗi khi cảm thấy căng thẳng, lo âu
Căng thẳng trong công việc: Nam giới dễ chết hơn phụ nữ
9 thực phẩm giàu magne giúp giảm căng thẳng, lo lắng
10 dấu hiệu thầm lặng cảnh báo bạn bị rối loạn lo âu
Lo sợ, có suy nghĩ tiêu cực nên điều trị như thế nào?
Mỗi khi thấy căng thẳng, rối loạn lo âu, hãy thử áp dụng ngay những biện pháp dưới đây:
Giảm lượng caffeine
Caffeine là một chất kích thích có thể gây căng thẳng, lo lắng. Chúng có nhiều trong các loại đồ uống như cà phê, nước tăng lực, trà, nước có gas… Do đó, nếu bạn có thể đoán trước được những tình huống có thể gây căng thẳng (ví dụ như sắp phải thuyết trình trước đám đông, làm bài kiểm tra…) hãy ngừng tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffeine.
Tránh đồ uống có cồn
Nhiều người bị căng thẳng, rối loạn lo âu thường hay tìm tới rượu bia để thấy thư giãn hơn. Mặc dù tiêu thụ đồ uống có cồn có tác dụng trong thời gian ngắn, nhưng chúng có thể làm thay đổi lượng serotonin và các chất dẫn truyền thần kinh khác trong não, khiến tình trạng căng thẳng, lo âu càng thêm trầm trọng. Chưa kể, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hơn sau khi giã rượu.
Tiêu thụ nhiều đồ uống có cồn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn hơn
Viết ra điều khiến bạn lo lắng
Một trong điều tồi tệ nhất của rối loạn lo âu là chính bản thân bạn cũng không biết tại sao mình lại cảm thấy lo lắng ngay từ đầu. Đây là lý do bạn nên tìm hiểu cảm xúc của mình và viết ra những điều khiến mình thấy căng thẳng, lo lắng.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc viết nhật ký thường xuyên là một biện pháp hiệu quả để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực, giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
Sử dụng tinh dầu
Nếu thường xuyên bị rối loạn lo âu, bạn nên thử dùng tinh dầu oải hương. Đơn giản là đặt một lọ tinh dầu nhỏ trong phòng làm việc. Tinh dầu oải hương có khả năng giúp giảm căng thẳng, thư giãn tốt hơn.
Tinh dầu oải hương giúp giảm căng thẳng, rối loạn lo âu
Nói chuyện với những người thấu hiểu bạn
Nếu cảm giác lo âu luôn làm phiền bạn, hãy nói chuyện với một người thân, bạn thân hoặc bác sỹ tâm lý. Họ có thể giúp tìm ra nguyên nhân khiến bạn thấy căng thẳng, cũng như đưa ra một vài lời khuyên hữu ích để loại bỏ các cảm xúc tiêu cực.
Đi dạo
Đôi khi, cảm giác căng thẳng, lo lắng có thể xuất hiện do sự tích tụ adrenaline trong cơ thể. Tập thể dục thường xuyên, hoặc đơn giản nhất là đi bộ hàng ngày có thể giúp giải quyết lượng adrenaline dư thừa và các hormone căng thẳng khác.
Uống đủ nước
Mất nước, thiếu nước có thể gây rối loạn nhịp tim, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng, lo âu. Tốt hơn hết, người hay bị rối loạn lo âu nên chú ý uống đủ 7 - 8 cốc nước/ngày.
Dành thời gian cho riêng mình
Dành thời gian cho bản thân là điều cần thiết, giúp bạn nạp lại năng lượng và thư giãn. Do đó, mỗi khi cảm thấy lo lắng, hãy dành thời gian thư giãn một mình và làm những điều bạn muốn. Bạn có thể ngồi thiền, đi bộ đến cửa hàng tạp hóa, tập thể dục, hoặc đơn giản là dọn dẹp nhà cửa.
Ngâm mình trong bồn tắm
Mỗi khi căng thẳng, rối loạn lo âu, hãy thử chuẩn bị cho mình bồn tắm với một chút muối Epsom. Biện pháp này sẽ giúp thư giãn cơ bắp, giúp giải tỏa căng thẳng một cách tự nhiên.
Ăn nhẹ
Đừng bỏ bữa hay nhịn đói quá lâu. Đường huyết thấp có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Tốt hơn hết, hãy chuẩn bị sẵn các món ăn nhẹ lành mạnh trong ngày, ví dụ như trái cây, bơ lạc, salad… để bổ sung đủ protein, carbohydrate giúp bạn giảm căng thẳng, rối loạn lo âu.
Bình luận của bạn