Nước mía là thứ đồ uống được ưa chuộng vì giá rẻ và có tác dụng giải nhiệt - Ảnh: eva.vn
Mùa Hè uống nước mía - Bí quyết giảm cân cực đơn giản!
Công dụng chữa bệnh từ cây mía
Công dụng tuyệt vời của nước mía trong Đông y
Khi nào nước mía trở nên độc hại?
1. Cung cấp cho bạn nguồn năng lượng tức thì
Có một lý do khiến nước mía bán ở hầu hết các quán ven đường vào mùa Hè. Đó là thức uống ngon, rẻ, giúp giải nhiệt tốt và giúp cung cấp năng lượng, bổ sung nước nhanh chóng trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Các loại đường đơn trong nước ép dễ dàng được cơ thể hấp thụ và được sử dụng để bổ sung lượng đường bị hao hụt.
2. Tăng cường chức năng gan
Nước mía được cho là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên tốt nhất cho các bệnh liên quan đến gan như vàng da. Các nghiên cứu cho thấy nước mía có tính kiềm, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể.
Hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong nước mía giúp đánh bại các bệnh viêm nhiễm và làm tăng cường họat động của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ gan và góp phần kiểm soát các sắc tố da cam.
3. Giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư
Hàm lượng canxi, magie, kali, sắt và mangan cao làm cho nước mía có tính kiềm và sự hiện diện của flavonoid (một loại chất chuyển hóa trung gian của thực vật) giúp cơ thể ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
4. Giúp làm dịu hệ tiêu hóa
Trong số những lợi ích khác của nước mía, nó cũng đặc biệt đối với những người bị suy tiêu hóa. Kali trong nước mía cân bằng nồng độ pH trong dạ dày, tạo điều kiện tiết dịch tiêu hóa và giữ cho hệ thống hoạt động tốt. Nó cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.
5. Hữu ích cho những người bị bệnh tiểu đường
Mặc dù hàm lượng đường cao trong nước mía có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảnh giác khi uống nước ép này. Tuy nhiên, ở mức độ vừa phải, nước mía có thể có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, đường tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến thường xuyên của lượng đường trong máu.
6. Duy trì sức khỏe của thận
Là một loại thực phẩm tự nhiên ít cholesterol, ít natri, không chứa chất béo bão hòa, nước mía giúp giữ cho thận hoạt động tốt nhất.
7. Làm giảm đau liên quan đến bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu uống ở dạng pha loãng, với nước chanh và nước dừa, nước mía có thể giúp giảm viêm cơ thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt.
8. Hỗ trợ sự phát triển của xương và răng
Nhai một thanh mía từng là trò tiêu khiển thường xuyên của trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Tuy nhiên bên cạnh vị ngọt mát, mía còn giúp trẻ cứng cáp hơn nhờ việc nước mía rất giàu canxi, đảm bảo sự phát triển tốt của hệ xương, xương và răng.
9. Ngăn ngừa hôi miệng và sâu răng
Bạn gặp phải tình trạng hôi miệng có liên quan đến sâu răng? Nước mía có thể là món quà giúp giải quyết vấn đề. Mía rất giàu khoáng chất, bao gồm canxi và phốt pho, đồng thời cũng giúp xây dựng men răng và làm chắc răng, đảm bảo chúng không bị sâu. Nó cũng khắc phục tình trạng hôi miệng do thiếu hụt các chất dinh dưỡng này.
10. Có thể giúp chữa khỏi mụn trứng cá
Khi bôi lên da, nước mía có khả năng giúp giảm và chữa các vấn đề về da như mụn trứng cá . Vì nước mía có chứa axit alpha-hydroxy (AHA) như axit glycolic, nó làm thúc đẩy sự thay đổi của tế bào. Chúng cũng tẩy tế bào chết trên da, loại bỏ cơ hội hình thành mụn trứng cá. Đơn giản chỉ cần trộn nước ép với đất sét thành hỗn hợp giống như mặt nạ, đắp lên mặt và cổ và để trong 20 phút. Cuối cùng, rửa sạch lại bằng nước mát.
Tóm lại:
Đường có trong nước mía là tự nhiên, nhưng hãy nhớ rằng bản chất nó là đường. Hãy tiêu thụ loại đồ uống lành mạnh này ở mức vừa phải, đặc biệt là với người bị đái tháo đường.
Bình luận của bạn