Công dụng chữa bệnh từ cây mía

Mía có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả đối với sức khoẻ con người

Thức uống từ gấc và 3 loại quả quý giúp trẻ khỏe mỗi ngày

Bí quyết làm sữa bí ngô thơm ngon cho ngày hè

Phát hiện thêm cơ sở chế biến thực phẩm bẩn

Làm quen với phương pháp chữa bệnh lấy độc trị độc

Mía có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt. Trong mía chứa nhiều acid amin có vai trò bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước mía còn chứa vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như calci, phospho, sắt… và các acid hữu cơ cần thiết cho sức khỏe của bạn.

Ngăn ngừa ung thư tiền liệt và ung thư

Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy nước mía có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Nước mía là thực phẩm có tính kiềm do chứa hàm lượng khoáng chất như calci, magne, kali, sắt. Đã có những nghiên cứu chứng minh, các tế bào ung thư không thể phát triển trong môi trường có tính kiềm.

Dưỡng ẩm cơ thể

Uống một ly nước mía mỗi ngày hè để giữ nước tốt hơn cho cơ thể của bạn. Nếu bạn bị nhiệt miệng hay khô miệng, 1 cốc nước mía là phương thuốc hiệu quả. Vì vậy bạn nên uống 1 cốc nước mĩa mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da tốt hơn.

Chữa chứng ốm nghén

Công thức của thức uống này là: Nước mía ép 30 – 50ml, nước gừng tươi pha theo tỷ lệ 7:1 uống nhấp từng ít một. Uống liên tục khoảng 2-3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, thì vẫn có thể cho bà bầu uống tiếp cho đến khi khỏi hẳn.

Ngoài ra, uống nước mía trong thai kỳ cũng rất tốt cho bà bầu và thai nhi, tuy nhiên do nước mía có lượng đường cao nên chị em không nên uống quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị đái tháo đường, cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi cho bà bầu uống nước mía thường xuyên.

Hồi phục cơ thể

Nước mía được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người đang bị sốt. Khi sốt, cơ thể sẽ bị mất rất nhiều protein, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nước mía sẽ bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt.

Chữa ngộ độc

Khi bị ngộ độc bạn, nước mía sẽ giúp bạn thải độc hiệu quả hơn. Hãy dùng thân mía kết hợp với thục địa, cam thảo, lá tre, kim ngân, rễ cỏ tranh, rễ ngưu tất, mỗi thứ 20gr, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước, sau đó đun nhỏ lửa 15 đến 20 phút rồi cho người bệnh uống nóng. Bạn cũng cần lưu ý, đây chỉ là cách tạm thời và có những triệu chứng ngộ độc nặng, không giảm bớt triệu chứng khi uống loại nước giải độc này, cần đưa người bệnh đến ngay trạm y tế gần nhất để kiểm tra về sức khoẻ, tránh những điều xảy ra đáng tiếc.

Lưu ý khi dùng nước mía:

Những người tỳ vị hư yếu, hay đầy bụng đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên, vì trong nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao; Do lượng đường nhiều nên nếu dùng quá nhiều nước mía sẽ dẫn tới béo phì vì cơ thể thừa năng lượng; Cẩn trọng với nước mía ngoài hàng vì nó có thể bị mất vệ sinh, thêm đường hóa học hoặc bảo quản sai cách gây hại cho sức khỏe của bạn

Khánh Hương H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng