Mắt cá chân bị sưng là dấu hiệu bệnh gì?
Bí quyết lấy lại sức khỏe sau 13 năm chung sống với bệnh tim to
Đốt điện tim xong có tái phát rối loạn nhịp tim không?
Phương pháp đốt điện tim có thể gây ra biến chứng gì?
3 thực phẩm giá rẻ với nhiều lợi ích cho tim mạch
Đứng hoặc ngồi quá lâu
Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài có thể cản trở quá trình lưu thông máu, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở mắt cá chân. Theo Trung tâm An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Canada (Canadian Centre for Occupational Health and Safety - CCOHS), làm việc ở tư thế đứng hàng ngày có thể gây đau chân, sưng chân.
Dư thừa muối
Ăn uống thực phẩm nhiều muối có thể khiến cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng tấy ở nhiều bộ phận, trong đó có mắt cá chân.
Béo phì
Trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng áp lực lên khớp mắt cá chân và tĩnh mạch, dẫn đến tích tụ chất lỏng và sưng tấy.
Phần lớn phụ nữ đều bị sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân ít nhất một lần khi mang thai. Điều này là do trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sản sinh nhiều chất lỏng và máu hơn để hỗ trợ thai nhi đang phát triển, gây sưng phù ở chân và mắt cá chân, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ. Tình trạng sưng phù sẽ biến mất ngay sau sinh. BS đa khoa Sumeet Nigam, Bệnh viện Sahara (Ấn Độ) cho biết, hầu hết phụ nữ đều bị sưng mắt cá chân hoặc bàn chân vào buổi tối khi máu và dịch tích tụ ở phần dưới cơ thể.
Suy tĩnh mạch
Tình trạng này xảy ra khi các tĩnh mạch ở chân không thể đưa máu về tim một cách hiệu quả, khiến máu ứ đọng ở chi dưới và dẫn đến sưng tấy.
Chấn thương
Chấn thương cũng là nguyên nhân phổ biến gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân, chẳng hạn gãy xương ở bàn chân hoặc mắt cá chân. Để giảm sưng, bạn nên thử áp dụng phương pháp RICE. Ngoài ra, viêm ở bàn chân do bất kỳ sự rối loạn nào gây ra cũng có thể gây sưng mắt cá chân.
Dùng thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc, gồm thuốc huyết áp, steroid và thuốc chống trầm cảm có thể gây ra hoặc làm tăng thêm tình trạng sưng tấy ở mắt cá chân.
Bệnh tim, gan và thận
Một số bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng quản lý chất lỏng của cơ thể, dẫn đến tích tụ chất lỏng và gây sưng ở mắt cá chân và bàn chân.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt ở những người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thần kinh hoặc người có hệ miễn dịch yếu, có thể dẫn đến sưng phù và các biến chứng khác.
Phù bạch huyết
Tình trạng này liên quan đến sự tắc nghẽn trong hệ bạch huyết, ngăn dịch bạch huyết thoát ra ngoài, có thể gây sưng mắt cá chân và các vùng khác.
Sưng mắt cá chân phải làm sao?
- Nâng cao chân hơn tim khi nằm có thể giúp cải thiện tuần hoàn và giảm sưng tấy. Kết hợp tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là đi bộ giúp cải thiện tích tụ chất lỏng ở chân.
- Giảm lượng muối ăn vào giúp ngăn ngừa tích trữ nước, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày cho phép máu và chất lỏng trong cơ thể lưu thông tốt hơn.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý giúp giảm áp lực lên mắt cá chân.
Bình luận của bạn