Cơn nóng giận gây hại sức khoẻ thế nào?

Cơn nóng giận luôn khiến bạn trong trạng thái căng thẳng, thậm chí sinh bệnh

"Chuyện ấy" khi tức giận, nên hay không?

Tại sao chúng ta dễ cáu gắt khi đói?

Run tay mỗi khi đói, khi tức giận là bị làm sao?

Phụ nữ gen Z gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần

Theo PGS.TS tâm lý học lâm sàng Raymond Chip Tafrate, tại Central Connecticut State University (Mỹ), sự tức giận quá mức, diễn ra quá thường xuyên và kéo dài quá lâu có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Dưới đây là một số tác hại cần biết.

Gây căng thẳng cho tim

Khi tức giận, cơ thể giải phóng các hormone căng thẳng, theo thời gian có thể gây hại cho tim mạch. Sự tức giận (thậm chí tức giận nhất thời được đo bằng những thay đổi trên nét mặt) dẫn đến những thay đổi trong tim như làm suy giảm khả năng bơm máu của cơ, có thể dẫn đến tăng huyết áp và các biến chứng về sau (như bệnh tim, đau tim, đột quỵ, hội chứng chuyển hóa).

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Current Opinion in Psychology năm 2018 cho biết, những người có mức độ tức giận cao (có xu hướng nhận thức tình huống quá khích và ít có khả năng kiểm soát suy nghĩ, cảm xúc của mình) có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn. Những người này cũng có liên quan đến nguy cơ tử vong cao hơn do bệnh tim mạch vành và các biến chứng.

Theo bác sĩ Rachel Lampert, giám đốc chương trình Tim mạch thể thao tại Yale Medicine (Mỹ), sự tức giận cũng tác động đến những người bị rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều). Nếu bạn dễ bị rối loạn nhịp thất (nhịp tim bất thường bắt nguồn từ buồng tim dưới) hoặc dễ bị rung tâm nhĩ (nhịp bất thường ở buồng trên) thì tỷ lệ mắc phải một trong các chứng này sẽ cao trong khi bạn tức giận hoặc căng thẳng. Do chất adrenaline tăng lên khi tức giận có thể gây ra những thay đổi về điện trong tim.

Tăng nguy cơ đau tim

Tức giận hay lo âu quá mức làm tăng nguy cơ đau tim

Tức giận hay lo âu quá mức làm tăng nguy cơ đau tim

Một đánh giá hệ thống đăng trên European Heart Journal năm 2014 đã xem xét các nghiên cứu với tổng số gần 4000 người tham gia từ hơn 50 trung tâm y tế ở Mỹ cho thấy, số ca đau tim tăng hơn gấp đôi trong vòng hai giờ sau khi bộc phát cơn giận, mối liên quan này cũng trở nên mạnh mẽ hơn khi mức độ giận dữ ngày càng tăng.

Gián đoạn tiêu hoá

Trục não - ruột có mối liên hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Một trong những vai trò của hệ thần kinh là điều chỉnh quá trình tiêu hoá. Nhưng vai trò này có thể bị xáo trộn khi cơ thể nóng giận hay căng thẳng. Sự căng thẳng có khả năng dẫn đến các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa (gồm đau bụng, khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy). Về lâu dài, căng thẳng mạn tính có liên quan đến tiến triển bệnh viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Ảnh hưởng sức khoẻ tâm thần

Theo Hiệp hội Tâm lý học Mỹ (American Psychological Association - APA) sự tức giận, đặc biệt là tức giận kéo dài có ảnh hưởng đến khả năng tập trung và cách suy nghĩ của chúng ta. Tức giận có thể khiến chúng ta có thái độ hằn học và hoài nghi hơn, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và khả năng hình thành mối quan hệ của chúng ta. Trong khi con người không thể tách khỏi xã hội và cần kết nối xã hội để phát triển. Ngoài ra, sự nóng giận quá mức còn có thể tạo tiền đề cho những lời nói thô tục, thậm chí là hành vi bạo lực.

Rối loạn giấc ngủ

Những người khó kiểm soát cơn giận hoặc cảm thấy thường xuyên tức giận có giấc ngủ kém hơn bình thường. Một nghiên cứu cũ năm 2015 đăng trên Journal of Psychosomatic Research ở phụ nữ và đàn ông tuổi trung niên Hàn Quốc cho thấy, cảm giác tức giận từ trung bình đến cao có liên quan đáng kể đến việc tăng 40% đến 70% nguy cơ rối loạn giấc ngủ (như khó bắt đầu và duy trì giấc ngủ). Hơn nữa, cảm giác tức giận cũng làm tăng hưng phấn tâm lý và bất ổn tinh thần, từ đó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

 
Nguyễn Thanh (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh