Măng tươi cần được chế biến cẩn thận để loại bỏ độc tố
5 thực phẩm người bị viêm loét dạ dày nên ăn
Bảo vệ tuyến tiền liệt nên dùng TPCN có thành phần gì?
10 nguồn iod bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống mỗi ngày
Loại quả được cả thế giới ngưỡng mộ, Việt Nam lăn lóc vỉa hè
Đánh bại các cơn đau nhờ thực phẩm
Nhiều loại thực vật sử dụng độc tố để ngăn chặn sự tấn công của những kẻ săn mồi trong tự nhiên. Do đó, cần chú trọng quá trình chế biến, nấu nướng thực phẩm để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.
Mặc dù hiện nay, các giống cây trồng thường được phát triển với ít độc tính và an toàn hơn, nhưng mọi người vẫn cần nhận thức được những nguy hiểm rình rập trong một số loại thực phẩm…
Những loại thực phẩm có thể gây độc khi chế biến sai cách!
Sắn
Nếu ăn sống, sắn có thể gây độc hại do chúng chứa hợp chất cyanogenic glucoside (độc tố xyanua). Bản thân hợp chất này không gây độc nhưng khi bị thủy phân bởi enzym glucosidase trong đường ruột hoặc trong các mô của thực vật sẽ sản sinh ra hydrogen cyanide (HCN) – hợp chất cực độc với cơ thể. Xyanua tác động lên chuỗi hô hấp, gây tình trạng thiếu oxy cho tế bào. Ở người, các dấu hiệu nhiễm độc xyanua là chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi chân tay, đi không vững, ù tai, nôn mửa… nặng hơn là co giật, hạ huyết áp, tăng nhịp tim, suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ăn sắn sống chưa qua chế biến kỹ có thể gây nguy hiểm
Sắn nên được tách vỏ và ngâm nước ít nhất 1 ngày trước khi chế biến. Một số giống sắn có thể chứa ít cyanogenic glucoside, an toàn để ăn sau khi nấu chín hoàn toàn.
Măng
Măng tươi chứa hàm lượng độc chất xyanua rất cao – 1kg măng củ có chứa đến 230mgr xyanua. Nếu ăn phải măng sống có chứa nhiều xyanua, khi vào đường ruột, xyanua có thể bị chuyển thành chất cực độc acid cyanhydric. Do đó, cần rửa sạch, luộc thật kỹ măng tươi trước khi ăn.
Măng tươi cần được chế biến cẩn thận để loại bỏ độc tố
Thịt gà
Thịt gà – loại thực phẩm vốn rất quen thuộc với người dân trên toàn thế giới có thể gây nguy hiểm nếu không được nấu chín ở nhiệt độ 165 độ F (tương đương 74 độ C). Thịt gà sống rất dễ bị nhiễm khuẩn salmonella – một loại vi khuẩn có thể dẫn đến tiêu chảy nặng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Thịt gà sống có thể chứa vi khuẩn salmonella gây tiêu chảy
Vi khuẩn salmonella có thể đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai, trẻ em và những người có hệ miễn dịch kém.
Bình luận của bạn