Đến tháng ăn gì cho tốt?

Đến tháng ăn gì cho tốt?

Ăn uống như thế nào để giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt?

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào không gây hại sức khỏe?

Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng thế nào đến việc mang thai?

Kinh nguyệt không đều nên ăn gì để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu?

Hormone chịu trách nhiệm cảm xúc, suy nghĩ, cách cảm nhận và rất nhiều trạng thái khác nhau trong cơ thể. Ở người phụ nữ, sự cân bằng hormone là “chìa khóa” giúp họ cảm thấy hạnh phúc và có động lực. Ngay cả dáng vẻ hay sự tự tin cũng là đều do hormone mang lại. Hiểu được sự dao động của hormone tự nhiên xảy ra trong suốt chu kỳ kinh nguyệt sẽ giúp chị em không chỉ hạnh phúc, khỏe mạnh mà còn xinh đẹp hơn.

Thay vì chiến đấu chống lại những thay đổi gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, bạn hãy học cách chấp nhận để cải thiện chúng bằng cách điều chỉnh lối sống, đơn giản nhất chính là thông qua ăn uống.

Tự tìm câu trả lời cho câu hỏi “đến tháng ăn gì cho tốt?” ngay dưới đây:

Đến tháng ăn gì cho tốt?

Giai đoạn kinh nguyệt/hành kinh (Ngày 1 - 5)

Giai đoạn này được tính từ ngày đầu tiên bạn có hành kinh, hay gọi vui là thời điểm “bà dì” ghé thăm. Về mặt sinh lý, nồng độ estrogen và progesterone giảm sẽ kích thích tử cung bong ra. Nếu hormone bị mất cân bằng (progesterone thấp và estrogen cao) trong vài tuần trước khi chu kỳ bắt đầu, bạn thường gặp phải các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt/PMS, điển hình là đau bụng.

Giải pháp:

Cơ thể bị mất máu khi ra hành kinh kéo theo nguy cơ mất nhiều chất sắt. Lúc này, bạn nên ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như rau lá xanh đậm, củ dền, rong biển, các loại đậu, thịt đỏ, hải sản…

Niêm mạc tử cung bong tróc khi ra hành kinh là một quá trình tốn nhiều năng lượng. Vì vậy, bạn nên cho hệ tiêu hóa của mình được nghỉ ngơi bằng cách ăn các thực phẩm được nấu chín, ấm nóng, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, soup, canh và món hầm.

Giai đoạn nang trứng (Ngày 6 - 12)

Giai đoạn này diễn ra ngay sau khi có kinh nguyệt. Nó gọi là giai đoạn nang trứng vì tuyến yên tiết hormone FSH kích thích các nang trong buồng trứng trưởng thành. Những nang này tạo ra estradiol - một dạng estrogen đặc biệt có nhiệm vụ chính là kích thích niêm mạc tử cung phát triển và dày lên. Trong thời kỳ này, phụ nữ thường cảm thấy tràn đầy năng lượng, tự tin, gợi cảm và khỏe mạnh.

Lựa chọn đúng những gì nên ăn trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt giúp chị em sống khỏe, sống vui hơn

Giải pháp:

Trong giai đoạn cực kỳ sung mãn này, các chị em thường có xu hướng hoạt hoạt động thể chất nhiều và ăn ngon miệng hơn. Các loại thực phẩm giàu protein và carbohydrate phức tạp là những sự lựa chọn hoàn hảo.

Các loại thực phẩm mọng nước (dưa chuột, cần tây, tiểu hồi), trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và protein nạc (trứng, gà, cá tuyết) giúp cơ thể giàu năng lượng hơn. Bạn cũng nên tiêu thụ nhiều sinh tố trái cây và rau lên men.

Giai đoạn rụng trứng (Ngày 13 - 15)

Được kích thích bởi sự tăng vọt của hormone luteinizing (LH), nang trứng vỡ ra để giải phóng trứng và quá trình rụng trứng diễn ra. Nếu bạn đang cố gắng thụ thai, đây chính là “thời điểm vàng”.

Giải pháp:

Khi nồng độ estrogen và testosterone lên đến đỉnh điểm ngay trong ngày rụng trứng, bạn vẫn có rất nhiều năng lượng và cảm thấy đói. Hãy lựa chọn rau lá xanh và các loại rau cải (cải bắp, mầm cải Brussels, bông cải xanh…) trong giai đoạn này để hỗ trợ gan và ruột để chuyển hóa estrogen tốt hơn.

Giai đoạn hoàng thể (Ngày 16 - 28)

Sau khi rụng trứng, các nang trứng đã bị vỡ sẽ tái cấu trúc thành hoàng thể tiết ra progesterone. Với lượng progesterone thích hợp, bạn sẽ cảm thấy bình tĩnh, thư giãn và ngủ ngon. Nếu progesterone quá thấp (thường là do estrogen dư thừa), bạn có thể bị các triệu chứng PMS như đau bụng, lo lắng và ngủ kém.

Giải pháp:

Trong giai đoạn hoàng thể, chị em dễ bị mệt mỏi và thèm ăn những thực phẩm không lành mạnh, điển hình là đồ ngọt, nhiều tinh bột và các chất béo bão hòa.

Hãy gạt bỏ suy nghĩ tìm tới những thực phẩm “rác” đó. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu magne (rau chân vịt, hạnh nhân, sữa chua Hy Lạp...), vitamin B (thịt cừu, các loại đậu...) và acid béo thiết yếu (cá béo) để tăng cường sản xuất progesterone và giảm các triệu chứng PMS. Bên cạnh đó, hãy tiêu thụ thêm các chất béo lành mạnh, như quả bơ, các loại hạt và dừa.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng