Bên cạnh Paraben và Formaldehyde là những thành phần gây hại phổ biến thì vẫn còn những hợp chất khác ảnh hưởng xấu đến tóc và da đầu.
Sự thật về dầu gội và phong trào "No poo"
Tần suất gội đầu lý tưởng và cách chọn dầu gội phù hợp
Có nên sử dụng dầu gội chứa sulfate không?
Thu hồi một lô dầu gội dược liệu Nakids làm sạch chấy
1. Cocamidopropyl Betaine
Đây là chất hoạt động bề mặt tổng hợp có nguồn gốc từ dầu dừa, được sử dụng trong dầu gội để tạo bọt và làm sạch. Mặc dù thường được xem là dịu nhẹ và là lựa chọn thay thế cho sulfat, nhưng Cocamidopropyl Betaine có thể gây phản ứng dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc ở một số người. Tình trạng viêm mạn tính còn có thể ảnh hưởng đến nang tóc, làm tóc dễ gãy rụng hoặc mọc chậm.
Ngay cả trong những sản phẩm được dán nhãn là không chứa sulfat, thành phần này vẫn có mặt như một sự thay thế phổ biến, làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về độ an toàn của sản phẩm.
2. Natri clorua (muối)
Natri clorua được dùng để làm đặc dầu gội và tạo kết cấu sánh mịn, nhưng đây không phải là chất có lợi cho da đầu khô. Với tính hút ẩm mạnh, muối có thể làm mất cân bằng độ ẩm tự nhiên trên da đầu, khiến tình trạng khô và bong vảy nghiêm trọng hơn.
Đối với những người có da đầu nhạy cảm hoặc đã bị mất nước, thành phần này không những không giúp cải thiện tình trạng mà còn có thể làm tăng sự khó chịu, kéo theo đó là việc tóc dễ gãy và mất đi độ bóng.
3. Silicone
Silicone thường được sử dụng trong dầu xả hoặc sản phẩm tạo độ bóng để tạo một lớp phủ bảo vệ tóc. Tuy nhiên, khi dùng trực tiếp lên da đầu, chúng có thể gây bít tắc lỗ chân lông, cản trở quá trình tái tạo tự nhiên của da.

Vì phải áp trực tiếp dầu gội lên da đầu nên silicon dễ gây bít tắc lỗ chân lông
4. Nhựa than đá (Coal Tar)
Thành phần này được tìm thấy trong một số loại dầu gội điều trị bệnh lý da đầu mạn tính như gàu nặng hoặc vẩy nến. Mặc dù khá hiệu quả trong việc giảm ngứa và bong vảy nhưng nhựa than đá chứa các hợp chất hydrocarbon thơm đa vòng, một số trong đó bị xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư.
Những thành phần nên ưu tiên
Ngược lại, một số thành phần dịu nhẹ có thể giúp cải thiện sức khỏe da đầu nếu lựa chọn đúng cách có thể kể đến như:
- Nha đam: Làm dịu và phục hồi da đầu kích ứng.
- Tinh dầu tràm trà: Kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị gàu.
- Tinh dầu bạc hà: Giảm ngứa và làm mát da đầu.
- Chiết xuất cây phỉ: Làm se lỗ chân lông và giảm kích ứng.
- Acid salicylic: Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giảm tích tụ sừng.
Gợi ý chăm sóc da đầu đúng cách
Nhiều chuyên gia khuyến nghị, nên gội đầu thường xuyên với sản phẩm phù hợp, không lạm dụng dầu gội “làm sạch sâu” vì có thể khiến da đầu mất đi lớp bảo vệ tự nhiên. Các loại dầu gội chứa thành phần như selenium sulfide, ketoconazole hoặc kẽm pyrithione phù hợp với da đầu có gàu. Trong khi đó, panthenol, yến mạch hoặc lô hội sẽ thích hợp với da đầu khô hoặc dễ kích ứng.
Ngoài ra, nên tránh hành vi gãi hoặc cạy da đầu vì có thể gây viêm, tạo sẹo hoặc ảnh hưởng đến nang tóc.
Bình luận của bạn