Thường xuyên mệt mỏi là vì 5 lý do sau

Trục trặc hormone có thể là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên mệt mỏi

Stress mạn tính - Mệt toàn thân!

5 thực phẩm chống lại stress trong mùa đông

Xả stress với 9 cách bất ngờ nhưng siêu hiệu quả

6 mẹo nhỏ giúp giảm stress nhanh chóng

1. Lạm dụng thực phẩm “Junk food”

Junk food là thuật ngữ mới ra đời trong thời gian gần đây, nói về nhóm thực phẩm chứa calo rỗng nếu không nói là vô bổ. Đặc thù của junk food là nhiều đường, nhiều mỡ, muối, gas và phụ gia nhưng lại có chứa rất ít, hoặc không có chất xơ, vitamin, khoáng chất. Đôi khi, rất khó phân biệt giữa junk food với fast food (thức ăn nhanh) và ngược lại. Qua nghiên cứu cho thấy junk food làm tăng các chứng bệnh nan y như: Mỡ máu, béo phì, cao huyết áp, tăng đường huyết, làm cho đồng hồ sinh học của cơ thể bị trục trặc, phát sinh nhiều chứng bệnh nan y như: Tim mạch, ung thư, đái tháo đường...

2. Cơ thể suy kiệt vitamin B

Vitamin B rất cần cho ty lạp thể để chuyển hóa đường glucose thành năng lượng. Cơ thể hấp thụ vitamin B dưới dạng lỏng hoặc thuốc, nhưng 99% dân số chung không được cung cấp đủ nguồn dưỡng chất này từ chế độ ăn hàng ngày. 

Nếu xuất hiện triệu chứng năng lượng thấp, mệt mỏi hãy xét nghiệm hàm lượng vitamin B12 và vitamin D. Ngoài ra, cũng nên kiểm tra định kỳ hai loại dưỡng chất này hàng năm, nếu thiếu cần bổ sung kịp thời. Khi cơ thể hấp thụ không tốt vitamin B12 qua đường uống thì nên thay bằng liều tiêm B12.

3. Cơ thể đang bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng và viêm nhiễm là hai hiệu ứng tiêu cực làm cho cơ thể suy kiệt năng lượng, mệt mỏi. Một trong những mục tiêu để giảm mệt mỏi là kiểm soát hai triệu chứng này. Để đạt mục tiêu, mọi người cần duy trì vệ sinh cá nhân tốt, ví dụ như đánh răng thường xuyên, sử dụng chế phẩm sinh học để điều trị nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm âm đạo và ruột. Đối hạn chế nhiễm siêu vi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ngủ đủ, hạn chế chất béo bão hòa và giảm ăn đường, muối, bổ sung đủ nước cho cơ thể.

4. Thiếu hụt, suy kiệt hormone

Có rất nhiều hormone có thể giúp cho cơ thể tràn đầy sinh lực, tăng cường cảm xúc hưng phán. Vì vậy các loại hormone này được ví như đèn pha, nếu cần thì bật lên, mở bên này, tắt ở bên kia, thậm chí có thể làm tăng độ sáng cho đèn pha. Cơ chế tăng tiết hormone nằm ở vùng dưới đồi và tuyến yên. Nếu hoạt động tuyến giáp và tuyến thượng thận có vấn đề thì quá trình sản xuất và điều tiết hormone bị ảnh hưởng. Ví dụ, khi đói xuất hiện cảm giác khó chịu và cồn cào nếu không được ăn uống ngay. Đây là dấu hiệu cho thấy các tuyến thượng thận đang bị trục trặc, vì vậy một khi thiếu hụt, suy kiệt hormone sẽ làm rối loạn các chức năng cơ thể và dẫn đến mệt mỏi.

5. Cơ thể kháng insulin

Kháng insulin là dấu hiệu tiền đái tháo đường, làm cho cơ thể không sử dụng đường đúng cách cung cấp cho các “nhà máy sản xuất năng lượng” của cơ thể, chuyển hóa đường thành chất béo lưu trữ chứ không phải đưa vào trong tế bào. Khi kháng insulin, đường thường được đưa thẳng vào máu, phát sinh bệnh đái tháo đường, và nhiều hệ lụy khác. Chính vì vậy những người mắc bệnh đái tháo đường trước khi phát hiện và điều trị thường mệt mỏi, sút cân và khát nước.

Viết Nhanh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp