5 thói quen dễ gây hỏa hoạn trong bếp

Dám cháy có thể bắt nguồn từ một phút lơ là trong nhà bếp

Làm dịu da cháy nắng bằng nguyên liệu dễ tìm trong nhà bếp

Thói quen cần tránh khi sử dụng nhà bếp

8 mẹo nhỏ giúp bạn có căn bếp sạch tinh

6 mẹo giúp người nội trợ giảm thiểu rác thải nhà bếp

Chia sẻ với Eatingwell, bà Susan McKelvey – Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Hoa Kỳ (NFPA) cảnh báo một số thói quen khi nấu ăn có thể gây ra hỏa hoạn trong bếp và ngôi nhà của bạn:

Không trông coi bếp, lò nướng đang bật

Đôi khi, chúng ta thường chủ quan, không để mắt tới đồ ăn sôi liu riu trên bếp, hoặc thực phẩm đang nướng trong lò. Trong lúc chờ đồ chín, ta có thể tận dụng thời gian để làm các việc khác trong nhà. Tuy nhiên, bà McKelvey cho hay, theo báo cáo của NFPA, nguyên nhân phổ biến nhất của những vụ hỏa hoạn tại gia là do để thức ăn nấu nướng trên bếp mà không có người trông coi. Việc bị xao nhãng, ngủ gật hoặc rời khỏi phòng khi bếp đang bật đều tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ.

Đặt các vật dụng dễ cháy gần bếp lửa

Khăn lau, găng tay đều dễ bắt lửa nếu đặt cạnh bếp lò

Khăn lau, găng tay đều dễ bắt lửa nếu đặt cạnh bếp lò

Đặt găng tay lót nồi gần bếp ga có vẻ tiện lợi, nhưng lại làm tăng nguy cơ “bà hỏa” ghé thăm nhà bếp. Theo bà McKelvey, để các vật dụng dễ bắt lửa cạnh bếp xếp thứ hai trong các nguyên nhân gây ra hỏa hoạn khi nấu nướng.

Bất cứ nguyên liệu, thiết bị nào có nguy cơ cháy, nổ (khăn lau giấy, găng tay, màng bọc thực phẩm) nên cách xa bếp lò và các thiết bị nấu ăn tối thiểu 90cm. Giấy hoặc khăn lau sau khi dùng nên được vứt đi ngay, tránh để cạnh ngọn lửa.

Chủ quan với thiết bị điện

Bếp từ, bếp hồng ngoại hay bếp điện tuy không tạo ra lửa, nhưng vẫn có thể gây hỏa hoạn nếu gia đình bạn chủ quan. Thống kê cho thấy, các thiết bị này chiếm 53% các ca hỏa hoạn liên quan tới nấu ăn tại nhà, là nguyên nhân của 88% các ca tử vong do cháy nổ. Các hộ gia đình sử dụng bếp điện có nguy cơ gặp hỏa hoạn cũng như thiệt hại nặng nề hơn bếp ga.

Để chủ động phòng cháy, bạn cũng không nên đặt bất cứ vật dụng dễ cháy nào gần bếp từ, bếp điện.

Xoay tay cầm nồi, chảo về phía bạn

Nếu ngọn lửa vừa bùng phát trong chảo, hãy đậy vung lại để ngăn oxy tiếp xúc với đám cháy

Nếu ngọn lửa vừa bùng phát trong chảo, hãy đậy vung lại để ngăn oxy tiếp xúc với đám cháy

Thói quen xoay tay cầm nồi, chảo về phía người nấu có vẻ giúp bạn cầm nắm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nguy cơ bạn lỡ tay lật đổ dụng cụ nấu ăn cũng tăng lên.

Đặc biệt, nếu chẳng may dầu ăn bắt lửa, quán tính của nhiều người sẽ là cầm lấy chảo và đặt ngay vào bồn rửa bát để xả nước. Bà McKelvey khuyên bạn không nên thực hiện hành động này. Dùng nước để chữa cháy dầu mỡ sẽ gây hiện tượng bắn dầu mỡ ra xung quanh, dễ làm đám cháy lan rộng.

Thay vào đó, khi nấu ăn, hãy xoay tay cầm của nồi chảo về mặt sau của bếp. Đặt một chiếc vung kín (vung kim loại) gần đó khi nấu ăn. Nếu chẳng may dầu ăn trong nồi chảo bắt lửa, bạn hãy nhanh tay tắt bếp, đậy vung lại là có thể dập tắt ngọn lửa.

Cho trẻ nhỏ, thú cưng đi vào nhà bếp khi đang nấu ăn

Vì sự an toàn của cả gia đình, bạn không nên để trẻ nhỏ và chó mèo nuôi trong nhà chạy nhảy, đi vào căn bếp khi bạn đang nấu ăn. Đặc biệt, nguy hiểm tăng cao khi không có người trông bếp hoặc trông coi trẻ.

Trẻ em và thú cưng nên được giữ ở vùng an toàn, tránh bán kính 90cm quanh khu vực bếp nấu và những nơi xử lý đồ ăn, đồ uống nóng trong nhà.

 
Quỳnh Trang (Theo Eatingwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp