Ăn thực phẩm giàu nitrate: Chế độ ăn uống nên chứa các thực phẩm như các loại rau lá xanh, củ dền, quả lựu,... cần thiết để tăng sản sinh oxide nitric và hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.
Tập thể dục thường xuyên: Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn như tập aerobic và các bài tập rèn luyện thể lực để kích thích cơ thể sản sinh oxide nitric và tăng lưu lượng máu.
Tăng lượng l-arginine ăn vào: Nên ăn các thực phẩm chứa lượng l-arginine từ trung bình đến cao như các loại hạt, quả hạch và hải sản vì chúng chứa các phân tử là tiền chất cần thiết để tổng hợp oxide nitric.
Tập thở sâu: Kỹ thuật thở cơ hoành và kiểm soát hơi thở (hay pranayama) tạo điều kiện thuận lợi cho oxy di chuyển đến các mô. Từ đó, giúp tăng nồng độ oxide nitric cũng như tác dụng của nó đối với mạch máu.
Tăng lượng vitamin D: Duy trì mức vitamin D tối ưu thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng như trong chế độ ăn uống như ăn các loại cá béo và các sản phẩm từ sữa, sẽ giúp sản sinh oxide nitric và đảm bảo chức năng mạch máu tốt.
Ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hoá: Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hoá trong chế độ ăn uống hàng ngày như các loại quả mọng, cam quýt, chocolate đen,... để ngăn oxide nitric bị giảm sút và duy trì lợi ích của hợp chất này đem lại.
Hạn chế lượng natri: Hạn chế ăn thực phẩm có lượng natri cao cũng như thực phẩm chế biến sẵn để giúp ngăn ngừa mất oxide nitric và hỗ trợ sức khoẻ tim mạch.