7 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường

Nên hạn chế ăn đường để phòng tránh bệnh tật

3 đời gặp hệ luỵ chỉ vì mẹ bầu ham ăn ngọt

Mối liên hệ mật thiết giữa ung thư và đồ uống có đường

Chế độ ăn Paleo sẽ thành con dao 2 lưỡi nếu nhắm mắt ăn liều

Đàn ông bất lực do biến chứng đái tháo đường

Nắng nóng, cảnh báo nguy cơ với bệnh đái tháo đường

Đường và những món ăn nhiều đường tuy rất ngon miệng song nếu ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe. Dưới đây là 7 dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang ăn quá nhiều đường. 

Thèm ăn đường

 Theo thạc sỹ Broke Alpert, tác giả của cuốn sách “The Sugar Detox: Lose Feel Great and Look Years Younger,“càng ăn đường, bạn càng có cảm giác “nghiện” ăn đường và đồ ngọt. Điều này giống như một cái vòng “luẩn quẩn” vậy.” Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do vị giác của bạn đã thích ứng với đường và khiến bạn muốn ăn những hương vị tương tự như vậy.

Thèm ăn đường là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang ăn quá nhiều đường

Cảm thấy uể oải trong suốt cả ngày

Sau khi ăn quá nhiều đường, bạn có thể cảm thấy hưng phấn tạm thời. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra những tác động ngược đối với cơ thể của bạn. “Năng lượng ổn định khi lượng đường trong máu ổn định. Nhưng khi bạn ăn quá nhiều đường, mức độ đường trong máu của bạn tăng giảm đột ngột, nguồn năng lượng của bạn sẽ giảm xuống”, Broke Alpert bổ sung.

Ăn quá nhiều đường cũng khiến bạn không ăn đủ protein và chất xơ – cả hai dưỡng chất giúp ổn định nguồn năng lượng của cơ thể.

Nổi mụn trứng cá

“Một số người khi ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến những thay đổi nội tiết, khiến da bắt đầu nổi mụn và bị đỏ mặt”, tiến sỹ Rebecca Kazin, của Viện Da liễu Johns Hopkins nói. Do đó, nếu làn da của bạn bỗng nhiên có những dấu hiệu này, hãy xem xét lại chế độ ăn uống của bạn để điều chỉnh cho phù hợp.

Dễ cáu kỉnh hơn

Đường huyết cao có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến bạn dễ dàng trở nên cáu kỉnh và bực bội hơn. Ngoài ra, khi lượng đường trong máu quá cao, nguồn năng lượng giảm cũng càng ảnh hưởng xấu đến tâm trạng của bạn.

Tăng cân nhanh

Dư thừa đường cũng kéo theo dư thừa calories, thiếu protein và chất xơ trong cơ thể. Khi ăn đường, tuyết tụy tiết insulin và mang theo đường đến các cơ quan cần sử dụng năng lượng. Nếu bạn ăn quá nhiều đường, cơ thể phải liên tục sản xuất insulin, dẫn đến sự kháng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường...

Sâu răng

Thực phẩm chứa đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng. Vi khuẩn S.mutans sử dụng đường trong thực phẩm để chuyển hóa thành glucan bám trên bề mặt răng, tạo thành mảng bám. Càng ăn nhiều đường, bạn càng “cung cấp” nguyên liệu xây mảng bám trên răng – nơi cư trú của rất nhiều loại vi khuẩn, từ đó dẫn đến sâu răng.

Đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng

Suy giảm nhận thức

Bộ não là cơ quan rất nhạy cảm với đường. Ăn ngọt có thể làm tăng vọt lượng đường huyết, tạo cảm giác thoải mái cho não bộ. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng hạ xuống khi đường huyết hạ. Nghiên cứu cho thấy những người ăn quá nhiều đường có nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ như có vấn đề với ngôn ngữ, tư duy, phán đoán...

Hoài Thương H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng