- Chuyên đề:
- Bệnh tự miễn
Lupus ban đỏ ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới
Bị lupus ban đỏ có nên mang thai?
Bệnh Lupus có phải là bệnh truyền nhiễm không?
Lupus ban đỏ hệ thống và nguy cơ ung thư cổ tử cung
Lupus ban đỏ dạng đĩa: Thể lupus chỉ ảnh hưởng đến da
Lupus ban đỏ nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay, cơ chế gây bệnh lupus ban đỏ vẫn chưa rõ ràng. “Lupus có thể ảnh hưởng đến bất cứ cơ quan nào trong cơ thể”, Bác sỹ Jill Buyon - Giám đốc Trung tâm Lupus tại Trung tâm Y tế NYU Langone cho biết. Những triệu chứng của căn bệnh này cũng không giống nhau giữa người này với người khác.
Các dấu hiệu thường gặp nhất của lupus ban đỏ hệ thống bao gồm:
1. Sưng và đau khớp
“Những dấu hiệu đầu tiên nhận biết bệnh lupus ban đỏ là sưng, đau và cứng khớp vào buổi sáng”, bác sỹ Buyon nói. Triệu chứng có thể xảy ra ở cổ tay, khớp ngón tay. Điều này rất dễ nhầm với bệnh viêm khớp dạng thấp. Điểm khác biệt ở đây là lupus ảnh hưởng đến các khớp ở một bên cơ thể, trong khi viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến khớp của 2 bên cơ thể. Ngoài ra, bệnh lupus không gây biến dạng khớp nhiều như bệnh viêm khớp dạng thấp.
Lupus ban đỏ hệ thống có thể gây sưng, đau và cứng khớp
2. Phát ban trên da
Hiện tượng phát ban trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là triệu chứng rất đặc trưng của lupus ban đỏ. Nó có thể là ban cánh bướm xuất hiện ở sống mũi, gò má...
3. Phù và đi tiểu ra máu
Những vấn đề về thận là triệu chứng điển hình và thường xảy ra khi lupus diễn biến theo chiều hướng nặng hơn. Các vấn đề về thận có thể dẫn đến tình trạng giữ nước, khiến người bệnh bị phù và tăng cân do tích nước. Trường hợp nặng có thể xuất hiện tình trạng đi tiểu ra máu.
4. Đau ngực
Lupus có thể gây ảnh hưởng đến tim, dẫn đến khó thở, đau ngực, giảm lưu lượng máu, làm tăng nguy cơ bị bệnh tim. Lupus cũng có thể ảnh hưởng đến phổi - một số bệnh nhân có thể bị đau khi hít sâu.
5. Mệt mỏi
Mệt mỏi là triệu chứng đáng chú ý của lupus, nhưng nó cũng là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh khác. Lupus có thể gây ra các vấn đề về máu như chứng thiếu máu, làm giảm năng lượng, gây kiệt sức. Thận, phổi hay tim yếu cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ.
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng của lupus
6. Rụng tóc
Lupus có thể gây ra hiện tượng rụng tóc ở vùng trán, dẫn đến chứng hói đầu. Nó cũng gây ra những triệu chứng khác như: lở loét trên da đầu. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu này thì nên tiến hành kiểm tra lại tình hình tuyến giáp. Rụng tóc có thể là một triệu chứng của suy giáp.
7. Co giật và mất trí nhớ
Lupus có thể ảnh hưởng đến não bộ. “Nó rất dễ ảnh hưởng đến não, khiến bạn bị co giật, mất phương hướng, mất trí nhớ”, Buyon nói. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể không gặp phải những triệu chứng này.
Nếu gặp phải những dấu hiệu kể trên, bạn cần đi khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương hướng điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề đối với sức khỏe.
Trước những triệu chứng và ảnh hưởng nặng nề từ lupus ban đỏ, người bệnh nên điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phương pháp giúp điều trị tận gốc căn bệnh này, các phương pháp điều trị chính vẫn là giúp giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Tại Việt Nam, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và bào chế ra sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên giúp người bệnh đẩy lùi lupus ban đỏ. Nổi bật trong số đó là sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây sói rừng, phối hợp cùng những thảo dược giúp chống viêm mạnh (nhũ hương, hoàng bá), tác dụng giải độc (thổ phục linh) và thành phần cung cấp năng lượng tế bào tự nhiên (L-carnitine fumarate)… Công thức này đã được nghiên cứu, phát triển giúp phục hồi và làm cân bằng hệ thống miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, ngăn chặn lupus ban đỏ tái phát.
Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sỹ và kiên trì sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cây sói rừng sẽ giúp người bệnh không còn phải lo lắng về lupus ban đỏ cũng như các biến chứng.
Hoài Thương H+
Lupus ban đỏ và vẩy nến là các biểu hiện tổn thương ngoài da. Người bị lupus ban đỏ và vẩy nến do tự miễn thường rất tự ti khi giao tiếp, ngại gặp mọi người xung quanh, khiến cho công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều.
Người bị vẩy nến và lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên như thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Kim Miễn Khang với thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với các thành phần khác như: L-carnitine fumarate, nhàu, bạch thược, hoàng bá, thổ phục linh, nhũ hương giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa triệu chứng các bệnh tự miễn như: Lupus ban đỏ, vẩy nến. Giúp tăng cường năng lượng cho tế bào, hỗ trợ phục hồi và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể trong các bệnh tự miễn dịch.
Để đạt hiệu quả, Kim Miễn Khang có thể được sử dụng theo từng đợt từ 3-6 tháng.
XNQC: 1320/2015/XNQC-ATTP
**sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn