7 điều nên làm để duy trì lá phổi khỏe mạnh hơn

Thay đổi lối sống lành mạnh hơn, điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp bạn bảo vệ lá phổi của mình

Ô nhiễm không khí, đây là cách làm sạch phổi tự nhiên

“Điểm mặt” những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc ung thư phổi

Tư vấn trực tuyến: Giải pháp bảo vệ hệ hô hấp của trẻ trước dịch Adenovirus

Làm gì để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ?

Dưới đây là 7 điều nên làm để duy trì lá phổi khỏe mạnh hơn:

Bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá sẽ giúp làm giảm nhịp tim và huyết áp, về lâu dài cũng sẽ giúp làm giảm nồng độ carbon monoxide (CO) trong cơ thể về ngưỡng bình thường.

Việc cai thuốc lá còn giúp cải thiện lưu thông máu, cải thiện chức năng phổi; Giúp làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ xuống còn một nửa so với khi bạn vẫn có thói quen hút thuốc.

Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá

Ngay cả khi không trực tiếp hút, việc hít phải khói thuốc lá vẫn khiến bạn phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại, nguy hại tới sức khỏe.

Hạn chế phơi nhiễm với các chất gây ô nhiễm

Bạn nên đeo khẩu trang để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm

Bạn nên đeo khẩu trang để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm

Ngoài khói thuốc lá, một số chất gây ô nhiễm khác trong không khí cũng có thể ảnh hưởng xấu tới phổi và sức khỏe tổng thể của bạn. Do đó, bạn nên hạn chế dùng các sản phẩm (đặc biệt là các sản phẩm tẩy rửa) có chứa các hóa chất tổng hợp, các chất tạo mùi hương…

Tiêm vaccine

Việc tiêm vaccine có thể giúp cứu hàng triệu mạng sống mỗi năm. Theo đó, để duy trì lá phổi khỏe mạnh hơn, bạn nên chủ động tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, các bệnh đường hô hấp như viêm phổi do phế cầu khuẩn, COVID-19, cúm, ho gà…

Thực hiện các bài tập thở sâu

Bạn nên thực hiện các bài tập này hàng ngày để tăng cường cung cấp oxy cho mọi tế bào, cải thiện chức năng phổi, cũng như làm thông thoáng đường thở.

Vận động thường xuyên hơn

 

Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường thể lực, cải thiện chất lượng sống bằng cách làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu thói quen tập thể dục, bạn nên bắt đầu chậm, tăng dần cường độ tập luyện cho phù hợp với khả năng của mình.

Chú ý tới chế độ ăn uống thường ngày

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung các dưỡng chất như kẽm, vitamin A, D và E có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh hen suyễn. Bổ sung carotenoids và các chất chống oxy hóa từ các thực phẩm màu đỏ, vàng, cam có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra, chế độ ăn giàu trái cây, rau, cá; Ăn ít muối, ít chất béo chuyên hóa (trans fat) có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh phổi.

Một số thực phẩm bạn nên ăn để duy trì lá phổi khỏe mạnh hơn có thể kể tới như:

- Nghệ và hạt tiêu đen: Giúp chống viêm tốt nhờ hoạt chất curcumin có trong thành phần.

- Củ dền có chứa nitrate, vitamin C, carotenoids và hàm lượng cao magne, giúp thư giãn mạch máu, cải thiện nồng độ oxy trong máu.

- Gừng và tỏi có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

- Các loại cá béo giàu choline và acid béo omega-3.

- Cam thảo có thể giúp giảm ho, giảm triệu chứng hen suyễn. Cam thảo cũng giúp làm giãn phế quản một cách tự nhiên, giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Vi Bùi (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp