Liệu có thể “đảo ngược” bệnh đái tháo đường mà không dùng thuốc?

Với đái tháo đường type 2, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu

Đường huyết cao 21mmol/L cần làm gì để hạ?

Chỉ số HbA1c 8,9%: Làm cách nào để hạ?

Đường huyết 8mmol/L có phải uống thuốc Tây không?

Đái tháo đường: Bị tê bì, châm chích, nóng rát chân phải làm sao?

Về bản chất, một số yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường type 2 có thể thay đổi được

Nói tới bệnh đái tháo đường type 2, các chuyên gia cho rằng đây là một căn bệnh có thể phòng ngừa được. Theo đó, một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh đái tháo đường type 2 có thể thay đổi được về bản chất. Điều này cho thấy bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ đầu.

Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi “liệu có thể đẩy lùi bệnh đái tháo đường mà không cần dùng thuốc hay không” sẽ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như mức độ nghiêm trọng của bệnh, mức độ dao động đường huyết, tuổi tác, giới tính, lối sống của người bệnh…

"Bệnh đái tháo đường có xu hướng không ngừng tiến triển theo thời gian"

Theo GS.TS. Harish Kumar từ Trung tâm Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Amrita (Ấn Độ), đái tháo đường là căn bệnh có xu hướng tiến triển không ngừng theo thời gian, ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Do đó, bạn không thể mong đợi bệnh đái tháo đường type 2 có thể tự khỏi. GS.TS. Harish Kumar cho biết thêm, một khi mắc đái tháo đường, ngay cả mới ở giai đoạn đầu, nếu bạn không quan tâm kiểm soát chế độ ăn uống, điều chỉnh lối sống của mình, chắc chắn bệnh sẽ không thể tự “đảo ngược” được mà chỉ có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.

Đái tháo đường có xu hướng tiến triển dần theo thời gian

Đái tháo đường có xu hướng tiến triển dần theo thời gian

“Thay đổi lối sống có thể tạo ra nhiều tác động”

Nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng, thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn có thể giúp “đảo ngược” phần nào bệnh đái tháo đường.

Theo TS.BS. Dilip Gude từ Bệnh viện Yashoda (Ấn Độ), đúng là những người có khuynh hướng di truyền đái tháo đường mạnh mẽ (ví dụ như người có cả bố và mẹ đều mắc bệnh) sẽ gặp khó khăn hơn, gần như là không thể làm thuyên giảm bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, với những người mắc đái tháo đường do có lượng mỡ trong cơ thể cao, hy vọng “đẩy lùi” được bệnh là có thể nếu họ có thể đưa chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) xuống dưới 23.

Những ai có thể thực sự “đảo ngược” được bệnh đái tháo đường?

Nhiều chuyên gia cho rằng, những người mắc đái tháo đường trong một khoảng thời gian ngắn; Người bị thừa cân, béo phì có thể cân nhắc tới điều này.

Về cơ bản, có một mô hình “luẩn quẩn” với người bệnh đái tháo đường type 2. Họ có chế độ ăn quá nhiều calorie, đặc biệt là với các thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế. Điều này dẫn tới việc nồng độ insulin trong máu tăng cao, làm tăng tình trạng tích mỡ vùng bụng. Tình trạng này lại liên tục dẫn tới nồng độ insulin cao trong tế bào, làm tăng kháng insulin và cuối cùng là dẫn tới tăng cân.

Không phải ai cũng có thể hy vọng đảo ngược bệnh đái tháo đường

Không phải ai cũng có thể hy vọng "đảo ngược" bệnh đái tháo đường

Điều gì góp phần gây tăng cân ở người bệnh đái tháo đường?

Khi tình trạng kháng insulin trong cơ thể tăng cao, lượng insulin có thể ở ngưỡng cao nhưng cơ thể lại không thể sử dụng được chúng, khiến đường huyết vẫn ở mức cao.

Các chuyên gia cho biết, điều này có thể tạo gánh nặng cho tuyến tụy, buộc tuyến tụy phải làm việc vất vả hơn để sản sinh ra nhiều insulin hơn nữa. Trong khi đó, nồng độ đường huyết tăng cao có thể dẫn tới cảm giác uể oải, trong khi nồng độ insulin tăng cao lại làm tăng cảm giác đói.

Điều này khiến người bệnh có xu hướng ăn nhiều hơn, nhưng lại ít hoạt động thể chất và dễ tăng cân. Cuối cùng, tình trạng tăng cân do kháng insulin có thể dẫn tới tổn thương các tế bào beta trong tuyến tụy, khiến tuyến tụy bắt đầu phải vật lộn để sản sinh đủ insulin.

Nhiều chuyên gia cho biết 1/3 số người mắc đái tháo đường là do tình trạng kháng insulin; Hơn 80% người bệnh đái tháo đường type 2 cũng bị thừa cân, béo phì vì lý do này.

Thách thức ở đây là gì?

 

Theo TS.BS. Dilip Gude, thách thức lớn nhất là nhiều người bệnh đái tháo đường phải sử dụng 2 loại thuốc sulfonylureas và insulin để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cả 2 loại thuốc này đều có thể dẫn tới tình trạng thừa cân, tăng cân khó kiểm soát.

Thay vào đó, nếu dùng các loại thuốc chống đái tháo đường giúp người bệnh giảm cân (như Gliflozins và GLP1RA), người bệnh có thể cải thiện độ nhạy insulin, làm giảm lượng mỡ toàn phần trong cơ thể. Điều này có thể giúp người bệnh giảm nhu cầu insulin hàng ngày và/hoặc giảm liều sulfonylurea, cuối cùng có thể giúp giảm cân hiệu quả hơn.

TS.BS. Dilip Gude cho rằng việc giảm cân như vậy có thể giúp làm thuyên giảm bệnh với khoảng 30% người mắc đái tháo đường.

“Tập thể dục và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là 2 yếu tố không thể thiếu để giảm lượng mỡ trong cơ thể, kiểm soát bệnh đái tháo đường. Khi kết hợp việc ăn kiêng, tập thể dục và giảm cân bằng thuốc điều trị đái tháo đường, chúng ta có thể mong đợi sự thuyên giảm, thậm chí đảo ngược phần nào bệnh đái tháo đường”.

Sự thật về bệnh đái tháo đường

GS.TS. Harish Kumar cho biết: “Thay đổi lối sống chắc chắn có thể tạo ra sự khác biệt, nhưng chỉ trong giai đoạn đầu của bệnh đái tháo đường. Một khi bệnh đã tiến triển tới mức trung bình hoặc nặng, tức là người đã mắc bệnh được một vài năm, bạn sẽ không thể mong đợi sự “đảo ngược” bệnh được nữa”.

Ngoài việc thay đổi lối sống, một số thử nghiệm thuốc với quy mô lớn cũng đã được thực hiện trên khắp thế giới. Các thử nghiệm này cho thấy một số loại thuốc đã được nghiên cứu có khả năng ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đường, “đẩy lùi” bệnh trong một số trường hợp mắc bệnh ở giai đoạn đầu.

Vi Bùi (Theo Timesofindia)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết