Người cao tuổi cần đặc biệt chú trọng tới chế độ dinh dưỡng
Bạn đã thực sự hiểu rõ về sa sút trí tuệ ở người già?
Người già nên ăn bao nhiêu chất đạm mỗi ngày?
7 cách đơn giản để ngăn ngừa sa sút trí tuệ
Infographic: Gợi ý 1 bữa ăn chay ngon miệng, đủ chất
Sai lầm 1: Ăn không ngon không phải triệu chứng gì quá nghiêm trọng
Thông thường cảm giác thèm ăn có thể suy giảm theo độ tuổi khi sự trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, nhu cầu năng lượng của cơ thể cũng không cao. Tuy nhiên, hoàn toàn mất đi cảm giác thèm ăn lại có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có các vấn đề tiềm ẩn như răng hỏng, khó nuốt, các vấn đề tuyến giáp… Tốt hơn hết, người cao tuổi nên tự cân thường xuyên để theo dõi trọng lượng cơ thể, cẩn thận khi đột ngột giảm cân.
Sai lầm 2: Sự trao đổi chất ở người già chậm hơn nên cần ít chất dinh dưỡng hơn
Dù bạn cảm thấy mình cần ít calorie và không cần ăn quá nhiều như khi còn trẻ, cơ thể vẫn cần được bổ sung một lượng các chất dinh dưỡng nhất định. Tuy nhiên, ở người già, xu hướng hoạt động thể chất giảm khiến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cũng giảm theo. Đây là lý do bạn nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn, đặc biệt là vitamin D, vitamin B12 và calci thông qua thực phẩm hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.
Người già nên chủ động bổ sung vitamin D, calci
Sai lầm 3: Người cao tuổi không bị béo phì có thể ăn đường, muối và chất béo một cách thoải mái
Sự thật là những người gầy có chế độ ăn không lành mạnh vẫn có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường… Những người cao tuổi không bị thừa cân, béo phì vẫn nên có chế độ ăn uống cân bằng để phòng ngừa các bệnh mạn tính nguy hiểm.
Sai lầm 4: Bạn có thể bỏ bữa
Bỏ bữa thường khiến bạn ăn nhiều hơn trong bữa ăn tiếp theo, chưa kể lượng đường huyết hạ xuống quá thấp khi đói có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Tốt hơn hết, người già không nên bỏ bữa, ít nhất hãy ăn một phần ăn nhỏ khi không thấy đói.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng người cao tuổi ăn 5 - 6 bữa nhỏ/ngày có thể giảm tình trạng tức ngực, các vấn đề hô hấp cũng như đảm bảo ổn định đường huyết.
Sai lầm 5: Lười nấu ăn, ăn các thực phẩm chế biến sẵn cũng không ảnh hưởng gì
Những người cao tuổi sống một mình thường cảm thấy khá lười và mệt mỏi khi phải nấu ăn. Điều này khiến họ thường chọn các thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ hộp… có hàm lượng muối, đường và chất bảo quan cao, không tốt cho sức khỏe.
Sai lầm 6: Tự ý dùng thực phẩm chức năng bổ sung
Nhiều người già thường tự ý dùng thực phẩm chức năng bổ sung calci, vitamin tổng hợp tại nhà mà không quan tâm lượng cơ thể thực sự cần là bao nhiêu. Điều này rất nguy hiểm vì bổ sung quá mức có thể khiến bạn bị táo bón, tiêu chảy.
Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ khi dùng thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Sai lầm 7: Bạn có thể bỏ bữa khi bị táo bón, đầy bụng
Như đã nói ở trên, bỏ bữa có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho người già. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ khi bị táo bón hoặc đầy bụng.
Bình luận của bạn