7 thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh tật

Vận động thường xuyên là thói quen tốt cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật

6 thức uống giàu chất điện giải không ngờ tới

Ăn uống thế nào để cải thiện giấc ngủ?

Nâng cao nhận thức để phòng ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Acid béo omega-3 có thể giảm mụn trứng cá như thế nào?

Theo bác sĩ gia đình Chan Kok Xian – Phòng khám gia đình ChyeClinic, các thói quen tốt có tác động tích cực đến sức khỏe và tinh thần tổng thể của chúng ta bằng cách giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường khả năng ngăn ngừa bệnh tật. Với một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục vừa phải và kiểm soát căng thẳng, có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh. Tập thể dục thường xuyên có thể giải phóng áp lực và lo âu, đồng thời cải thiện tâm trạng và sức khỏe. Thói quen ngủ tốt có thể giúp phục hồi năng lượng và duy trì trạng thái tinh thần tốt. Ngoài ra, hình thành các thói quen lành mạnh có thể nâng cao lòng tự tôn, sự tự tin và kỹ năng xã hội của chúng ta.

Dưới đây là 7 thói quen tốt giúp phòng ngừa bệnh tật.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh. Trước hết, chúng ta nên chú ý đến một chế độ ăn uống cân bằng. Điều này có nghĩa là nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein và chất béo lành mạnh. Chế độ ăn này vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng vừa duy trì các chức năng cơ thể.

Thứ hai, nên kiểm soát lượng thức ăn nạp vào. Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh mạn tính. Có thể kiểm soát khẩu phần ăn bằng cách dùng đĩa nhỏ, nhai thức ăn chậm và tránh ăn vặt. Ngoài ra, nên tránh quá phụ thuộc vào thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống nhiều đường vì chúng thường chứa nhiều calo và thành phần không tốt cho sức khỏe.

Lợi ích của việc tập thể dục

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Đầu tiên, tập thể dục thường xuyên có thể giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe cơ xương. Ngoài ra, tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Thứ hai, tập thể dục còn có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần. Tập thể dục có thể giải phóng áp lực và lo âu, đồng thời cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm tình trạng mất ngủ.

Để tích hợp tập thể dục vào cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể chọn các hoạt động mình thích như đi bộ, chạy, bơi lội hoặc yoga. Cũng có thể tham gia các môn thể thao đồng đội hay các lớp thể dục cùng bạn bè để tăng thêm niềm vui cũng như động lực tập luyện.

Quản lý căng thẳng

Căng thẳng có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Căng thẳng trong thời gian dài có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Ngoài ra, áp lực có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường.

Để quản lý căng thẳng một cách hiệu quả, chúng ta có thể thử một số phương pháp thư giãn. Ví dụ, hít thở sâu, thiền hoặc các bài tập thư giãn cơ thể. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm những sở thích hoặc hoạt động yêu thích, chẳng hạn như đọc sách, vẽ tranh hoặc nghe nhạc, để đánh lạc hướng bản thân và giảm nhẹ áp lực.

Tầm quan trọng của ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Thiếu ngủ có thể dẫn đến kém tập trung, trí nhớ kém và thay đổi tâm trạng. Thiếu ngủ kéo dài còn làm tăng nguy cơ đột quỵ và mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch.

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chúng ta có thể phát triển thói quen ngủ tốt. Trước hết, nên duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên tạo môi trường ngủ thoải mái như giữ nhiệt độ phòng phù hợp, tránh tiếng ồn, nhiễu ánh sáng.

Tránh những thực phẩm có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, dùng nhiều hơn những thực phẩm tốt, giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa...

Tránh những thực phẩm có ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, dùng nhiều hơn những thực phẩm tốt, giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa...

Tránh một số thực phẩm "tiêu cực"

Một số loại thực phẩm có tác động tiêu cực đến cơ thể do đó nên tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn uống. Đầu tiên, chúng ta nên cố gắng tránh những thực phẩm và đồ uống có nhiều đường như kẹo, món tráng miệng và đồ uống có ga. Những thực phẩm này có thể gây ra sự thay đổi lượng đường trong máu và tăng cân.

Thứ hai, nên hạn chế ăn các thực phẩm có nhiều muối như thịt chế biến sẵn, đồ muối chua, đồ ăn nhẹ có nhiều muối. Lượng muối cao làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

Ngoài ra, nên tránh hoặc hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Những chất béo này thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.

Phòng ngừa các bệnh thông thường

Ngăn ngừa các bệnh thông thường là rất quan trọng để duy trì một lối sống lành mạnh. Trước hết, chúng ta nên duy trì thói quen vệ sinh cá nhân tốt, chẳng hạn như rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với virus, vi khuẩn. Ngoài ra, cũng nên chú ý đến vệ sinh ăn uống, tránh ăn thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín kỹ.

Thứ hai, nên tiêm phòng để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ, vaccine phòng cúm có thể giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh cúm và vaccine viêm phổi có thể giúp chúng ta ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân bạn mà còn bảo vệ người khác khỏi các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên là rất quan trọng. Bằng cách khám tổng quát định kỳ, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn có thể được phát hiện sớm và có thể thực hiện các bước thích hợp để điều trị hoặc quản lý chúng. Khi khám sức khỏe, chúng ta nên thảo luận chi tiết về tình trạng sức khỏe của mình và mọi thắc mắc với bác sĩ để nhận được chẩn đoán và lời khuyên chính xác.

Thư giãn và làm những điều mình thích để cải thiện sức khỏe tinh thần

Thư giãn và làm những điều mình thích để cải thiện sức khỏe tinh thần

Duy trì sức khỏe tinh thần tốt

Đầu tiên, chúng ta nên học cách quản lý áp lực và cảm xúc. Chúng ta có thể thử một số phương pháp thư giãn và giảm áp lực, chẳng hạn như hít thở sâu, thiền và các bài tập thư giãn cơ thể. Ngoài ra, có thể tìm kiếm sự hỗ trợ, trò chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình với bạn bè hoặc gia đình.

Thứ hai, nên nuôi dưỡng một tâm thái tích cực và thái độ lạc quan. Suy nghĩ tích cực và lạc quan có thể giúp chúng ta đương đầu tốt hơn với những thách thức, khó khăn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý đến sở thích và nhu cầu của bản thân, đồng thời dành cho bản thân một chút thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Bằng cách theo đuổi những điều mình thích, chúng ta có thể gia tăng niềm vui trong cuộc sống và thỏa mãn nhu cầu nội tâm của mình. Ví dụ, nếu thích âm nhạc, chúng ta có thể dành thời gian học nhạc cụ hoặc tham dự các buổi hòa nhạc; nếu thích thể thao, chúng ta có thể thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục hoặc thi đấu thể thao. Những sở thích này không chỉ cho phép chúng ta thư giãn và nghỉ ngơi mà còn giúp chúng ta phát triển các kỹ năng và tài năng cá nhân.

Đồng thời, việc dành cho bản thân một chút thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn cũng rất quan trọng. Sau khi làm việc và học tập bận rộn, chúng ta cần điều chỉnh trạng thái phù hợp, thư giãn cơ thể và tinh thần để ứng phó tốt hơn với những thử thách tiếp theo. Cho dù đó là xem phim, đọc sách, du lịch hay đi chơi với bạn bè, những hoạt động này có thể “sạc lại pin”cho chúng ta và tăng thêm niềm vui cũng như sự hài lòng trong cuộc sống. Vì vậy, chú ý đến sở thích, thú vui, nhu cầu của mình và dành cho bản thân một chút thời gian nghỉ ngơi, thư giãn là cách quan trọng để duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và hạnh phúc.

 
Mai Phương (lược dịch theo Chye Clinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bác sỹ ơi